Dự địa phát triển không nhiều, Vinamilk lọt khỏi top 10 sàn chứng khoán

Sau 2 năm dịch bệnh, cổ phiếu của Vinamilk đã quay về vạch xuất phát như ở thời điểm tháng 3/2020 khi Covid-19 mới bùng phát, trong khi VN-Index đã tăng gấp hơn 2 lần.
Sputnik
Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, cộng thêm ngôi vị thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam với trên 55% thị phần đã khiến Vinamilk gần như không còn dự địa để tăng trưởng. Doanh nghiệp này từ lâu đã đặt mục tiêu kinh doanh hàng năm là chiếm thêm 0,5% thị phần ngành sữa cả nước.

Vinamilk lọt khỏi top 10 sàn chứng khoán

Khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam và trên thế giới hồi tháng 3/2020, VN-Index giảm từ 900 điểm xuống dưới 700 điểm, với nhiều phiên cổ phiếu sàn hàng loạt.
Tuy nhiên, ngay sau đó, VN-Index đã liên tục tăng trở lại, có lúc vượt trên 1.500 điểm. Chốt phiên 18/3 vừa qua, VN-Index đạt 1.469,1 điểm.
Tuy nhiên, cổ phiếu VNM của Vinamilk chỉ “đồng hành” với VN-Index cho đến cuối năm 2020. Kể từ năm 2021, VNM liên tục giảm và đến cuối phiên giao dịch ngày 18/3/2022 vừa qua chỉ còn 76.000 đồng/cổ phiếu, tương đương hồi cuối tháng 3/2020. Như vậy, sau 2 năm dịch bệnh, cổ phiếu của Vinamilk đã quay về vạch xuất phát, dù VN-Index đã tăng gấp hơn 2 lần.
Vượt Vingroup, Hòa Phát là ‘vua tiền mặt’ sàn chứng khoán Việt và cuộc đua BĐS công nghiệp
Việc này đã khiến Vinamilk bị loại khỏi top 10 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán, dù đây từng là doanh nghiệp lớn thứ 4 thị trường cách đây 2 năm.
Hiện vốn hóa Vinamilk ở mức 159.000 tỷ đồng, đứng thứ 11 trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, Hòa Phát, VPBank, MB, Tập đoàn Cao su là những doanh nghiệp có vốn hóa tăng mạnh trong 2 năm qua (tăng 3-4 lần).
Xét về giá trị tuyệt đối, Vietcombank là đơn vị dẫn đầu khi vốn hóa tăng thêm 172.000 tỷ sau 2 năm.
Việc cổ phiếu VNM giảm giá diễn ra trong bối cảnh lợi nhuận của Vinamilk cũng sụt giảm trong năm 2021. Doanh thu của Vinamilk chịu tác động tiêu cực do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
"Giá sữa bột và giá đường đã tăng khoảng 35% so với cùng kỳ. Trong các năm tới, giá sữa bột nguyên liệu đầu vào là sữa nguyên kem (WMP) và sữa tách béo (SMP) vẫn trong xu hướng tăng. Giá đường cũng trong xu hướng tăng mạnh do Việt Nam áp Thuế CBPG đối với đường có nguồn gốc từ Thái Lan", báo cáo của VCBS ghi nhận.
Trong năm nay, dự kiến lợi nhuận của Vinamilk sẽ tiếp tục tăng trưởng âm với lãi trước thuế khoảng 12.000 tỷ đồng. Đây là con số thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Xăng tăng lên 40.000đ/lít, kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?
Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2026, lợi nhuận của Vinamilk sẽ tăng lên 16.000 tỷ đồng, với doanh thu 86.200 tỷ đồng.

Vinamilk không còn nhiều dư địa phát triển

Chiến lược giai đoạn 2022 – 2026 của Vinamilk cho thấy, doanh nghiệp vẫn đang chật vật tìm hướng đi mới trong bối cảnh thị trường sữa đã bão hòa từ lâu. Quy mô doanh thu của Vinamilk trong 5 năm qua thường chỉ tăng trưởng ở mức một con số, trong khi quy mô lợi nhuận gần như không đổi, doanh động ở mức 12.000 – 13.000 tỷ đồng/năm.
Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cùng sự cạnh tranh với các đối thủ khác đã làm cho biên lợi nhuận của Vinamilk bị thu hẹp. Năm 2021, biên lãi gộp của Vinamilk đạt 42,5%, giảm mạnh so với con số 46,4% của năm 2020 và 47,3% trong giai đoạn 2016 - 2019.
Thêm nữa, ngôi vị thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam với trên 55% thị phần đã khiến Vinamilk gần như không còn dự địa để tăng trưởng. Doanh nghiệp từ lâu đã đặt mục tiêu kinh doanh hàng năm là chiếm thêm 0,5% thị phần ngành sữa.
Do kết quả kinh doanh không tích cực, các nhà đầu tư dần bớt mặn mà với cổ phiếu Vinamilk. Kể từ sau khi đạt đỉnh vào năm 2018, cổ phiếu Vinamilk đã liên tục giảm. Tính tới thời điểm hiện tại, giá mỗi cổ phiếu Vinamilk đã giảm 40% so với thời đỉnh cao.
VinFast bắt tay với EVN triển khai hàng ngàn trạm sạc xe điện
Bên cạnh đó, vốn hóa thị trường của Vinamilk cũng giảm tương ứng xuống còn dưới 159.000 tỷ đồng, lọt khỏi top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường.
Để giải quyết sức ép tăng trưởng, ban lãnh đạo Vinamilk đã đưa ra một số hướng đi mới. Có thể kể đến chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng flagship Vinamilk. Đến cuối 2021, Vinamilk đã có gần 600 cửa hàng (chiếm 5% tổng doanh thu trong nước).
Tính luôn các cửa hàng Vinamilk, kênh thương mại hiện đại của doanh nghiệp chiếm gần 20% doanh thu trong nước năm 2021. Doanh thu online đã tăng gấp 3 so với cùng kỳ trong 2021, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Lợi thế của doanh nghiệp nằm ở việc sở hữu chuỗi bán lẻ.
Thời gian tới, Vinamilk có kế hoạch phân phối thêm nhiều sản phẩm như thịt bò, đường, và thương hiệu sữa Mộc Châu. Thương hiệu sữa Việt Nam này cũng có thể xem xét làm việc với đối tác để phân phối thêm sản phẩm F&B thông qua chuỗi cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt”.
Trong mảng kinh doanh thịt bò, Vilico, một công ty con của Vinamilk, đã ký biên bản bản ghi nhớ với Sojitz đầu tư 500 triệu USD vào dự án thịt bò tại Vĩnh Phúc. Dự kiến đi vào hoạt động năm 2023, doanh nghiệp này ước tính đạt doanh thu 2.500 - 3.000 tỷ đồng sau 5 năm.
Hà Tĩnh đón chào nhà máy may xuất khẩu công suất 5 triệu sản phẩm/năm
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng mở rộng mảng F&B khi liên doanh với Kido để ra mắt Vibev. “Oh Fresh”, sản phẩm đồng thương hiệu đầu tiên của 2 doanh nghiệp, đã ra mắt vào tháng 11/2021, bao gồm sữa đậu xanh tươi và sữa ngô. Sản phẩm này đang được phân phối trong mạng lưới của Vinamilk và Kido.
Thảo luận