Đại dịch COVID-19

Bộ Công Thương “hiến kế” giải bài toán xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Về lâu dài, Bộ Công Thương khuyến nghị phải có giải pháp nâng tầm nông sản Việt, đa dạng hóa thị trường và phương thức vận chuyển, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, giảm xuất khẩu tiểu ngạch.
Sputnik
Để giảm thiểu ách tác tại khu vực cửa khẩu biên giới phía bắc, Bộ đã hướng dẫn các địa phương về việc triển khai xây dựng các “vùng xanh”, “luồng xanh” nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan, bốc dỡ, sang tải hàng hóa.

Đơn hàng hải sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng mạnh

Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 170 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.
Những mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng đột phá bao gồm: cá tra tăng 240%, cua ghẹ tăng 198% và mực, bạch tuộc tăng 146%.
Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ, đạt 145 triệu USD. Các đơn hàng sản phẩm cá tra, cua ghẹ, mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng cao. Riêng mặt hàng tôm tuy tăng trưởng nhẹ 13% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 23,4%, đạt giá trị gần 40 triệu USD.
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc năm 2021 giảm gần 17% xuống còn hơn 1,1 tỉ USD, mức thấp nhất trong vòng 5 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc khiến hoạt động thông quan hàng nhập khẩu bị đình trệ, đặc biệt là vào dịp cuối năm.
Chính sách nhập khẩu thất thường của Trung Quốc thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với các nhà cung ứng Việt Nam mà cả các nhà cung ứng khác từ Nga, Ấn Độ, Na Uy.
Vừa qua, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Việt Nam (Nafiqad) đã lên tiếng cảnh báo các doanh nghiệp thủy sản về tình trạng 3 tháng đầu năm 2022, nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị cơ quan thẩm quyền nước này thông tin phát hiện virus SARS-CoV-2.
Nếu không sớm kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả thì việc số lô hàng thủy sản bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2 và trả về sẽ nhiều hơn, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Trung Quốc vẫn kiên quyết ‘Zero COVID’: Hàng hóa Việt Nam tại cửa khẩu đành ‘nằm im’

Bộ Công Thương nêu giải pháp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Công Thương mới đây đã có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản qua cửa khẩu biên giới phía Bắc qua đường chính ngạch.
Theo đó, Bộ đề xuất tất cả mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải thực hiện nghiêm quy định về bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, ghi nhãn hàng hóa...
Đặc biệt, tất cả việc thanh toán đều phải thực hiện qua ngân hàng. Hàng nông sản xuất khẩu được khuyến khích mở tờ khai hải quan hàng xuất khẩu tại hải quan địa phương vùng trồng.
Về lâu dài, Bộ khuyến nghị phải có giải pháp nâng tầm nông sản Việt, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, giảm xuất khẩu tiểu ngạch.
Cùng với đó, đẩy mạnh đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, tăng cường điện tử hóa việc thực hiện các thủ tục thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng kịp thời giai đoạn chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch.
Nghiên cứu, kết nối thu hút đầu tư, đẩy mạnh xây dựng các trung tâm logistics gần biên giới. Đây vốn là khu vực tập trung để sơ chế công đoạn cuối cho sản phẩm, bảo quản hàng hóa.

“Trước mắt thực hiện thí điểm tại các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh”, - Bộ Công Thương đề xuất.

Nga-Ukraina và Trung Quốc: điều gì khiến giá thép Việt Nam tăng cao sát đỉnh lịch sử?

Xây dựng mô hình “vùng xanh”, “luồng xanh”

Để giảm thiểu ách tác tại khu vực cửa khẩu biên giới phía bắc, Bộ đã hướng dẫn các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai về việc xây dựng các “vùng xanh”, “luồng xanh”.
Theo đó, bố trí bãi tập kết phương tiện gần cửa khẩu, sau đó hợp tác với Trung Quốc để khử khuẩn cho hàng hóa và phương tiện, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho lái xe tại các bãi này nếu cần thiết.
Các phương tiện và lái xe đã được xác nhận âm tính từ cả 2 bên có thể đi thẳng qua biên giới để vào bãi sang tải, không cần phải khử khuẩn hoặc xét nghiệm thêm lần nữa.
Bộ Công Thương cho rằng, mô hình này có thể cải thiện đáng kể hoạt động thông quan tại các cửa khẩu biên giới, đồng thời mang lại thuận lợi cho việc thông quan.
Thuận lợi thứ nhất là khắc phục được việc phương tiện và hàng hóa đã được khử khuẩn tại Việt Nam, đến khi qua Trung Quốc lại khử khuẩn một lần nữa, do kết quả xét nghiệm và quy trình khử khuẩn của Việt Nam chưa được Trung Quốc công nhận.
Cách làm này cũng giúp hạn chế diện tích khu vực phun khử khuẩn của phía Trung Quốc (như ở cửa khẩu Tân Thanh).

“Nếu phát hiện phương tiện, hàng hóa nhiễm SARS-CoV-2 bên phía Trung Quốc thì theo quy định, Trung Quốc sẽ phải ngừng hoạt động thông quan để khử khuẩn toàn bộ khu vực cửa khẩu, đôi khi mất tới 1-2 ngày. Trong khi đó, nếu phát hiện phương tiện, hàng hóa, lái xe nhiễm SARS-CoV-2 trên đất Việt Nam thì chỉ cần không cho phương tiện đó ra cửa khẩu là đủ”, - Bộ Công Thương phân tích.

Như vậy, việc thông quan, bốc dỡ, sang tải của phía Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng. Đây là thuận lợi quan trọng nhất mà “vùng xanh”, “luồng xanh” mang lại.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: ‘Cam kết không lúc nào thiếu xăng dầu’
Thảo luận