Cặp lỗ đen
"Thiên hà này trong khoảng cách khá gần, và có nhân thiên hà hoạt động. Theo quan niệm hiện đại, ở trung tâm của mỗi thiên hà có một lỗ đen siêu lớn. Nếu một hố đen khác bị hút vào hố đen của thiên hà này và nếu có nhiều khí trong môi trường liên sao, thì vụ sáp nhập này sẽ giải phóng năng lượng rất lớn. Các tác giả của nghiên cứu đã theo dõi độ sáng của hố đen và nhận thấy một điều đặc biệt: độ sáng của hố đen này dao động theo những khoảng thời gian đều đặn. Trên thực tế, có thể đoán trước được về hai lỗ đen có khoảng cách gần nhau đang trên đà hợp nhất", - Alexey Moiseev, Tiến sĩ Khoa học Vật lý và Toán học, nhà nghiên cứu hàng đầu của Phòng thí nghiệm Quang phổ và Đo quang các Vật thể Ngoài Thiên hà của Đài quan sát vật lý thiên văn đặc biệt của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (SAO RAS) cho biết.
Mô phỏng vụ va chạm giữa hai hố đen
"Các nhà khoa học đã phân tích một chuỗi dài dữ liệu quan sát. Ttên thực tế, độ sáng khác nhau là một hiện tượng bình thường: do tốc độ vật chất đi vào hạt nhân. Điều quan trọng là độ sáng của hố đen ở trung tâm thiên hà không thay đổi theo chu kỳ. Đó là một chuỗi các tia sáng, và khoảng thời gian giữa các lần bùng phát giảm dần. Điều này phù hợp với giả thuyết về thời gian bao quanh hai lỗ đen quay đang giảm dần", - nhà vật lý thiên văn giải thích.
"Các ước tính khá táo bạo. Tôi nghĩ rằng, các nhà khoa học khác cũng sẽ quan sát vật thể này. Sự kiện đang cận kề, vì vậy điều quan trọng là phải có càng nhiều dữ liệu càng tốt. Bản thân tôi cũng quan tâm đến việc quan sát thiên văn ngay bây giờ, chúng tôi sẽ cố gắng để có được các quang phổ mới trên kính thiên văn sáu mét của SAO RAS. Chất lượng của chúng không tệ hơn so với dữ liệu được đưa ra trong bài báo từ kính thiên văn 2,5 mét", - chuyên gia Alexey Moiseev kết luận.