Biển Đông

Học giả Anh tìm ra cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Tại sao điều này sẽ không hoạt động?

Bill Hayton, Ủy viên Chương trình Châu Á - Thái Bình Dương tại Chatham House ở London, đăng một bài báo trên tờ South China Morning Post, trong đó ông đề xuất điều mà ông cho là giải pháp "đơn giản" cho tranh chấp trên Biển Đông, nhà phân tích Sputnik Piotr Tsvetov viết.
Sputnik

Từ tổng quát đến cụ thể

Nhà khoa học Anh cho rằng toàn bộ vấn đề nằm ở chỗ các bên tham gia chính trong tranh chấp - Trung Quốc, Việt Nam, Philippines đưa ra yêu sách đối với toàn bộ các nhóm đảo, thậm chí cả quần đảo, mặc dù họ thực sự chỉ kiểm soát một số đảo. Đồng thời, chính phủ các quốc gia này cố gắng cung cấp bằng chứng lịch sử để ủng hộ lập trường của họ. Nhưng những chứng cớ này, như tác giả Anh nhận xét, không thuyết phục được người quan sát khách quan. Lịch sử cho thấy các quốc gia nằm dọc theo bờ Biển Đông đã chiếm đóng các đảo khác nhau vào những thời điểm khác nhau và không bao giờ chiếm toàn bộ quần đảo. Việc này xảy ra một cách tự nhiên, tình cờ và không mang tính lâu dài. Không quốc gia nào có thể đưa ra chắc chắc về một chính sách nhà nước rõ ràng được phát triển liên quan đến những hòn đảo này trước thế kỷ 20.
Vì vậy, cần thiết có một số cơ quan quốc tế, ví dụ, Tòa án Công lý Quốc tế, để hợp pháp hóa chủ quyền của một quốc gia riêng biệt đối với hòn đảo riêng biệt. Về cách tiếp cận này, Bill Hayton trích dẫn ví dụ là các quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế về các tranh chấp giữa Indonesia và Malaysia (năm 2002), Malaysia và Singapore (năm 2008).
Biển Đông
Sau Trung Quốc, đến lượt Đài Loan dự tính tập trận trên Biển Đông
Được biết, trong nhóm quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã xây dựng trang bị cho 7 đảo, Việt Nam - 25. Theo logic của Hayton, các đảo này có thể được «củng cố» cho các quốc gia này trong các văn bản pháp lý quốc tế. Theo cách này, nhà khoa học viết, lập ra cơ sở “cho một giải pháp thỏa hiệp cho các tranh chấp Biển Đông: mỗi bên yêu sách giữ lại những gì mình đang chiếm giữ và từ bỏ yêu sách của mình đối với các đối tượng khác. Có một định danh pháp lý cho nguyên tắc này: "uti possidetis, ita ridideatis", hoặc "những gì bạn đang có thì bạn sở hữu". Không một quốc gia nào sẽ phải chịu sự sỉ nhục hoặc bất lợi về mặt chiến lược khi rút khỏi bất kỳ điểm nào mà họ hiện giờ đang chiếm giữ. Mỗi quốc gia sẽ chỉ đơn giản là phải thừa nhận rằng họ sẽ không bao giờ có được tất cả mỏm đá và rạn san hô ”. Nhà khoa học Anh quan niệm như vậy.

Sai chỗ, không đúng thời điểm

Cá nhân tôi thấy đề xuất của Bill Hayton không chỉ thú vị mà còn hợp lý. Ở một nơi khác và vào một thời điểm khác, nó có thể đã hoạt động. Nhưng không phải ở đây và không phải bây giờ.
Tại sao? Các bên tranh chấp chính về vấn đề này, Bắc Kinh và Hà Nội, biện minh cho lập trường của mình về việc bao quát toàn bộ các đảo ở Biển Đông trên các nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đường biên giới mà hầu như không có bất kỳ thỏa thuận nào với các nước láng giềng. Đằng sau những nguyên tắc này là một quốc gia có trăm triệu người ở Việt Nam và hơn một tỷ người ở Trung Quốc, trong đầu họ đã bén rễ ý tưởng về những đường biên giới của đất nước mình. Không một nhà lãnh đạo nào của Việt Nam hay Trung Quốc dám đi ngược lại tâm trạng của quần chúng trong vấn đề này, đồng ý từ bỏ các đảo, kể cả những đảo không thuộc quyền tài phán của mình. Nếu không, chính họ sẽ đánh mất lòng tin của nhân dân.
Không chỉ kinh tế, Việt Nam và Malaysia nên bắt tay nhau ở Biển Đông?
Các “tay chơi” bên ngoài - Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ sẽ không thúc ép Trung Quốc và các nước Đông Nam Á giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo tinh thần đề xuất của Bill Hayton. Tôi xin nhắc lại không có quốc gia nào trong số này bày tỏ quan điểm chính thức về quyền sở hữu nhà nước đối với quần đảo. Lợi thế của Washington là sử dụng tranh chấp lãnh thổ hiện có để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, điều mà nước này rất lo sợ. Moskva quan tâm đến việc tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, hai đối tác chiến lược của Nga, nên do các nước này tự giải quyết, dựa trên nguyên tắc láng giềng tốt, trên cơ sở song phương, không có sự tham gia của các quốc gia và tổ chức bên ngoài.
Và thẩm quyền của các tổ chức quốc tế hiện nay còn thấp. Ví dụ, phán quyết của Trọng tài Quốc tế tại The Hague năm 2016 về yêu sách của Philippines đã không được Trung Quốc công nhận. Và bản thân Philippines dưới thời Tổng thống Duterte cũng không thực sự quảng bá văn kiện này. Còn Malaysia, bất chấp phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế năm 2008, vẫn tiếp tục đưa ra các yêu sách lãnh thổ đối với Singapore.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận