Xét xử 'online' lần đầu tiên triển khai tại TP. HCM

HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 22/3, TAND TP Thủ Đức mở phiên tòa xét xử trực tuyến từ 2 điểm cầu. Bị cáo tham gia phiên tòa tại nhà tạm giữ Công an TP Thủ Đức, trong khi hội đồng xét xử ngồi tại trụ sở tòa án.
Sputnik

Phiên tòa trực tuyến đầu tiên tại TP. HCM

Chánh án Tòa án nhân dân thành phố (TAND TP) Thủ Đức cho biết, việc xét xử trực tuyến là phù hợp trong tình hình dịch bệnh, hạn chế số người bị ảnh hưởng nếu có ca mắc COVID-19, giảm kinh phí đưa bị cáo tới tòa.
Ghi nhận tại nơi xét xử, chất lượng hình ảnh, âm thanh và đường truyền phục vụ công tác xử án rõ nét, giống như xét xử trực tiếp.
Thành phố Hồ Chí Minh: Triển khai xét xử trực tuyến
Vụ án xét xử trực tuyến đầu tiên liên quan đến hành vi tàng trữ trái phép ma túy. Bị can Phùng Lê Phát bị lực lượng chức năng bắt quả tang vào khoảng 19h30 ngày 6/9/2021, tại khu vực ngã ba đường Nguyễn Duy Trinh - Lã Xuân Oai, phường Long Trường, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Ở điểm cầu thành phần, bị cáo Phùng Lê Phát tham gia phiên tòa trực tuyến ngay tại nhà tạm giữ Công an TP Thủ Đức. Ở cả hai điểm cầu đều có kiểm sát viên tham gia kiểm sát.
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phùng Lê Phát 2 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, theo điểm c, khoản 1, Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015.
TP. HCM: Trợ lý Thủ tướng ‘rởm’ lãnh án 15 năm tù

Tiết kiệm được chi phí, đảm bảo an toàn chống dịch

Theo ông Nguyễn Thành Vinh, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức cho biết việc xét xử trực tuyến là phù hợp trong tình hình dịch bệnh, hạn chế số người bị ảnh hưởng nếu có người mắc COVID-19; giảm kinh phí đưa các bị cáo tới phiên tòa.
Hơn nữa, trung bình một năm TP Thủ Đức có khoảng 500 vụ án hình sự, khoảng 700-800 bị cáo bị tạm giam.Đặc thù địa bàn TP Thủ Đức khá rộng, khoảng 200km2 với 1,2 triệu dân.
Thành phố Hồ Chí Minh: Triển khai xét xử trực tuyến
Trước đây, có một số vụ án hội đồng xét xử xét xử ở trụ sở 1 (khu vực quận 2 cũ), trong khi bị cáo có thể bị tạm giam ở khu vực 3 (nhà tạm giữ quận Thủ Đức cũ) thì quãng đường di chuyển từ cơ sở giam giữ đến tòa án khoảng 20km.
Quá trình di chuyển, chuẩn bị xét xử rất mất công sức, thời gian và tốn kém. Không riêng gì TP Thủ Đức mà hiện nay ở TP.HCM, nhiều quận huyện như huyện Bình Chánh không có nhà tạm giữ và phải gửi bị cáo ở trại tạm giam Chí Hòa (huyện Củ Chi) nên khi trích xuất bị cáo để xét xử thì rất bất tiện.
Vì vậy, phương thức xét xử trực tuyến mang lại nhiều thuận lợi cho Tòa án và bị can. Do đó, bước đầu TAND TP Thủ Đức xét xử thí điểm một số vụ án hình sự đơn giản, sau đó tòa án sẽ mở rộng thí điểm đối với các vụ án dân sự, hành chính.
Thảo luận