Liệu Hoa Ký có loại bỏ được các công ty Trung Quốc?

Trung Quốc có thể nhượng bộ nhất định đối với các cơ quan quản lý Mỹ. Theo báo chí nước ngoài, Bắc Kinh đang xem xét khả năng xem xét lại điều luật về chứng khoán, theo đó, các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch ngoài nước bị cấm tiết lộ thông tin kiểm toán cho các cơ quan quản lý nước ngoài.
Sputnik
Trước đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He trong cuộc họp của Ủy ban ổn định và phát triển tài chính cho biết các cơ quan quản lý Trung Quốc và Mỹ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong vấn đề tiếp cận báo cáo của doanh nghiệp và các thủ tục khác.

Hoa Kỳ ra điều kiện đối với các công ty Trung Quốc

Ba năm trước, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đặt ra điều kiện nếu các công ty Trung Quốc không báo cáo với các cơ quan quản lý Hoa Kỳ theo Holding Foreign Companies Accountable Act (Đạo luật về trách nhiệm của các doanh nghiệp nước ngoài), cổ phiếu của các công ty này có thể bị buộc phải hủy niêm yết. Chính quyền Hoa Kỳ thúc đẩy điều này bằng cách nói tất cả các công ty nước ngoài đặt cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ cần thực hiện các hoạt động phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định và dữ liệu báo cáo kiểm toán công khai cho các cơ quan quản lý Hoa Kỳ. Đặc biệt là áp lực từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch lên các doanh nghiệpTrung Quốc càng gia tăng sau vụ bê bối với công ty Luckin Coffee (Trung Quốc), khi công ty này làm sai lệch số liệu về doanh số bán sản phẩm của mình, thổi phồng con số lên 310 triệu USD.
Các công ty Mỹ cảnh báo về nguy cơ mất thị trường Trung Quốc
Tuy nhiên, theo luật pháp Trung Quốc, thông tin thu được từ kết quả kiểm toán có thể chứa dữ liệu nhạy cảm và việc rò rỉ ra nước ngoài không kiểm soát có thể gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Hơn nữa, các cơ quan quản lý Hoa Kỳ không chỉ định rõ loại dữ liệu nào có thể được yêu cầu. Vì vậy, các công ty Trung Quốc không tiết lộ báo cáo tài chính của mình để trong trường hợp đó, họ không vi phạm pháp luật "nước nhà". Năm ngoái, Trung Quốc đã tăng cường hơn nữa luật bảo vệ dữ liệu của mình. Bây giờ dữ liệu được coi là tài sản quốc gia, là một yếu tố trong sản xuất. Việc chuyển dữ liệu nhạy cảm ra nước ngoài bị hạn chế nghiêm ngặt và phải được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý Trung Quốc.
Không thể giải quyết nhanh chóng những mâu thuẫn giữa luật pháp Mỹ và Trung Quốc. Chính quyền Hoa Kỳ đã cho các công ty Trung Quốc thời hạn 3 năm để giải quyết các vấn đề về báo cáo. Hiện thời kỳ này sắp kết thúc, và gần đây Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch đã thông báo sẽ bắt đầu hủy niêm yết các công ty Trung Quốc trong thời gian tới. Trong khi đó, hiện tại, số cổ phiếu đó được giao dịch ở Mỹ với giá 2 nghìn tỷ đô la. Thị trường trở nên căng thẳng, giá của các công ty Trung Quốc bắt đầu giảm nhanh chóng.
Công ty Mỹ sẽ tham gia quản lý tài sản hưu trí của Trung Quốc
Không chỉ các công ty Trung Quốc phải hứng chịu sự biến động của thị trường mà còn cả các nhà đầu tư Mỹ. Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He đã cố gắng làm dịu tình hình. Nhưng thông điệp chính của ông cho rằng đây phải là con đường hai chiều. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Cao Heping, giáo sư tại Viện Kinh tế, Đại học Bắc Kinh, cho biết cả hai bên cần tìm kiếm các thỏa hiệp và thương lượng.

Trung Quốc có thể đưa ra một số ngoại lệ đối với các quy tắc

Như nhà nghiên cứu Trung Quốc nổi tiếng người Mỹ Bill Bishop lưu ý, Trung Quốc đang tích cực làm việc trong một dự thảo đề xuất để phía Mỹ nhượng bộ các quy tắc hiện hành. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ không loại bỏ hoàn toàn bất kỳ hạn chế nào đối với quyền truy cập của các cơ quan quản lý Hoa Kỳ vào tài khoản doanh nghiệpTrung Quốc, nhưng sẽ đưa ra một số ngoại lệ đối với các quy định về một số dữ liệu cụ thể và một số công ty nhất định. Câu hỏi bây giờ là chính xác những dữ liệu nào mà Trung Quốc sẵn sàng tiết lộ và những gì không thể. Và liệu có thể tìm được sự thấu hiểu từ phía Mỹ.
Theo chuyên gia Cao Heping, nhiều khả năng Trung Quốc nếu đồng ý cung cấp dữ liệu, thì sẽ ở dạng đã qua xử lý để chúng không còn mang tính nhạy cảm.
Chính quyền Trung Quốc muốn ngăn các công ty khởi nghiệp địa phương huy động vốn nước ngoài
Ấn bản FT, chuyên đưa tin về những yêu cầu có thể có từ phía Trung Quốc trong lĩnh vực luật pháp liên quan, trích dẫn các nguồn tin, thừa nhận triển vọng đạt được các thỏa thuận với Hoa Kỳ hiện đang phức tạp bởi các thực tế địa chính trị mới. Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào chiều hướng mà nền tảng chung của quan hệ song phương phát triển. Nhưng từ quan điểm kinh doanh, các thỏa thuận giữa các cơ quan quản lý Trung Quốc và Mỹ sẽ chỉ mang lại đóng góp tích cực. Các công ty Trung Quốc sẽ tiếp cận thị trường vốn Hoa Kỳ. Về phần mình, các nhà đầu tư Mỹ sẽ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và đúng đắn hơn về việc đầu tư vào chứng khoán Trung Quốc.
Thảo luận