Thảm chân hình Quốc kỳ Việt Nam rao bán tại Nhật: Quốc hội bức xúc yêu cầu xử lý

HÀ NỘI (Sputnik) - Mới đây, trên một trang bán hàng tại Nhật Bản đã đăng tải bán một sản phẩm thảm chân mô phỏng theo hình dáng Quốc kỳ Việt Nam. Các đại biểu đã rất bức xúc, cho rằng cần có thêm quy định, chế tài và bản quyền để giải quyết những vấn đề như trên.
Sputnik
Đây là một trong những nội dung được thảo luận tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận 4 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 diễn ra sáng 28/3.

Phải xử lý hành vi xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang Lê Minh Nam phát biểu ý kiến trên đồng thời dẫn vụ việc trang bán hàng tại Nhật Bản đăng tải bán một sản phẩm thảm chân mô phỏng theo hình dáng Quốc kỳ Việt Nam. Thậm chí, trong phần mô tả cụ thể về dùng ở nhà, ngoài cửa, ngoài trời, thảm.

“Hành vi xúc phạm trên không thể chấp nhận được và Luật Hình sự đã có quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Do đó, những việc này cần phải xử lý", đại biểu Lê Minh Nam nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang Lê Minh Nam phát biểu ý kiến.
Cũng theo ông Nam, nếu không có quy định cụ thể về quyền tác giả, các quyền có liên quan thì có thể xảy ra việc nhân danh sáng tạo nghệ thuật có hành vi ngăn chặn, cản trở, việc phổ biến hay xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Vì vậy, việc có thêm quy định về hành vi, chế tài, bản quyền đối với nội dung có tính chất pháp lý quan trọng cần thiết nhằm vừa giữ gìn tính pháp lý, trang nghiêm, tôn nghiêm vừa đáp ứng nhu cầu phổ biến cho nhân dân, quốc tế, thực tiễn như đề nghị của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật là cần thiết.
Việc tắt tiếng Quốc ca Việt Nam trên Youtube: Nhiều vấn đề cần được giải quyết

Không được cản trở việc phổ biến Quốc ca

Như Sputnik đã đưa tin, cuối năm 2021, Quốc ca Việt Nam đã bị tắt tiếng trong trận đấu giữa đội tuyển bóng đá Việt Nam-Lào thuộc khuôn khổ AFF Suzuki Cup, đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết xung quanh việc này.
"Vừa rồi qua sự kiện thể thao, chúng ta không được nghe Quốc ca nên đặt ra rất nhiều vấn đề. Quá trình rà soát lại cho thấy lỗ hổng khá lớn. Đó là, cho đến bây giờ chưa có văn bản nào quy định, hướng dẫn việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca ngoài văn bản quy định từ năm 1957. Đây là lỗ hổng chưa hoàn thiện cơ chế pháp lý", Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Công Long thuộc đoàn Đồng Nai, nêu ý kiến.
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách
Theo ông Long, cơ quan thẩm tra đã tiếp thu một phần trong khoản 2 điều 7 của dự thảo, tuy nhiên, ông bày tỏ sự băn khoăn phương án xử lý, quy định này có giải quyết được không. Đồng thời cũng đề xuất, đối với thẩm quyền hướng dẫn, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nên giao cho Chính phủ và cân nhắc quy định ở khoản 2 Điều 7.
Về phần mình, đại biểu Lê Minh Nam cho rằng, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là đối tượng đặc biệt, biểu tượng quốc gia được quy định trong Hiến pháp nên cần có quy định riêng, đối xử phải đặc biệt hơn so với các tác phẩm văn học, nghệ thuật khác.
Ông Nam dẫn chứng nhiều nước có luật quy định riêng hay quy định về quyền tác giả liên quan Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Ai cho phép chặn bản quyền Quốc ca Việt Nam?
Sau khi thảo luận, Thường trực Ủy ban Pháp luật ghi nhận một phần ý kiến của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau:
“2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.
Thảo luận