Theo bà Etefa, tình hình Ukraina trong tháng trước đã khiến giá lương thực tăng lên đến mức cao nhất.
"Giá lương thực đã tăng đến mức cao nhất ghi nhận vào tháng 2 năm ngoái... giá lúa mì trong khoảng thời gian từ ngày 21/2 đến ngày 15/3 đã tăng 21%, mà đây mới chỉ là bắt đầu. Dĩ nhiên điều này sẽ đe dọa đến an ninh lương thực của hàng triệu gia đình", - đại diện của các tổ chức quốc tế.
Theo bà, "Trung Đông và Bắc Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất do tình trạng giá lương thực tăng cao, vì ở đó phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực".
"Ví dụ, Liban nhập khẩu 50% lượng lúa mì của mình từ Ukraina, Yemen nhập khẩu 22% và Tunisia nhập khẩu 42%. Chính vì vậy nên chúng tôi thấy rằng người mua ở châu Á và châu Phi sẽ phải đối mặt với tình trạng giá bánh mì và thịt tăng cao nếu nguồn cung bị đứt gãy”, - bà Abeer Etefa nói.
Trước đó, người phát ngôn Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ Thomson Peary nhận định rằng xung đột ở Ukraina có thể làm giá lương thực tăng cao, dẫn đến nguy cơ xảy ra nạn đói trên thế giới. Ông lưu ý rằng lưu vực Biển Đen là một trong những khu vực quan trọng nhất để sản xuất ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp, Ukraina và Nga chiếm 30% xuất khẩu lúa mì thế giới, 20% xuất khẩu ngô thế giới và 76% nguồn cung hướng dương, vì vậy bất kỳ sự gián đoạn nào trong sản xuất hoặc cung cấp cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng giá.