"Những người bán hàng thành công là những người hòa hợp được với tối đa số lượng khách hàng tiềm năng. Tất cả các chính phủ liên bang trong những thập niên gần đây đều tuân theo quy tắc này", - nhà kinh tế nhận xét.
Đó là lý do tại sao hàng hóa của Đức đều được đánh giá cao ở các quốc gia có mối quan hệ phức tạp hoặc thậm chí thù địch với nhau: Ấn Độ và Pakistan, Israel và các quốc gia Ả Rập, Trung Quốc và Hoa Kỳ, giáo sư Rürup giải thích.
Nhà khoa học nhấn mạnh rằng mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và Nga, những nước cung cấp nguyên liệu và năng lượng, giúp Đức sản xuất được sản phẩm chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao và bán được chúng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí sẽ tăng lên và các công ty sẽ chịu thiệt hại lớn.
Giáo sư lưu ý rằng nền kinh tế Đức dẫn đầu trong số các nước lớn về độ mở cửa: thông qua ngoại thương họ tiêu thụ hơn 80% lượng hàng sản xuất ra. Về tiêu chí này Đức vượt trội gấp nhiều lần so với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Ông Rürup chỉ ra rằng mô hình kinh doanh như vậy đã hình thành trong hơn một thế kỷ rưỡi nay và đạt đến đỉnh cao vào thâp niên 1990-2000, khi các quốc gia còn chưa can thiệp vào chính sách nội bộ của nhau. Tình trạng chia rẽ đang dần lớn lên hiện nay giữa phương Tây và phương Đông sẽ giáng đòn thiệt hại cho các nhà sản xuất Đức.