Trợ lý ảo - Đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ Thẩm phán

HÀ NỘI (Sputnik) - Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án là xu hướng tất yếu, mang lại rất nhiều lợi ích, giúp giảm chi phí, thủ tục, phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Sputnik
Như Sputnik đã đưa tin, mới đây ngành Tòa án đã áp dụng phiên tòa trực tuyến đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 2 ngày 5- 6/4/2022, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tập huấn trực tuyến hướng dẫn sử dụng phần mềm trợ lý ảo cho các thẩm phán và công chức công nghệ thông tin.

Triển khai phần mềm trợ lý ảo ra sao?

Được biết, phần mềm trợ lý ảo hỗ trợ các thẩm phán tra cứu nhanh các văn bản pháp luật, chỉ dẫn áp dụng pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, quy định pháp luật, án lệ và bản án có tình huống pháp lý tương tự để tham khảo.
Các thẩm phán sẽ tham gia tích cực vào việc huấn luyện, cung cấp và làm giàu trí thức cho phần mềm trợ lý ảo thông qua quá trình sử dụng và đưa ra các ý kiến góp ý.
Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) cho biết sẽ triển khai thống nhất phần mềm này, bảo đảm 100% thẩm phán trong hệ thống tòa án sử dụng phần mềm trợ lý ảo phục vụ công tác chuyên môn ngay sau khi được tập huấn hướng dẫn sử dụng.
Xét xử 'online' lần đầu tiên triển khai tại TP. HCM
“Việc sử dụng phần mềm trợ lý ảo, có thể nói đây là một bước đi có tính đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ Thẩm phán thực hiện công việc của mình”, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình khẳng định.
Trong khuôn khổ chương trình tập huấn 2 ngày nêu trên, các thẩm phán tòa án nhân dân các cấp và công chức CNTT ngành Tòa án sẽ được hướng dẫn tải, cài đặt phần mềm trợ lý ảo trên máy tính bảng và smartphone; hướng dẫn sử dụng và thực hành các chức năng của phần mềm; hướng dẫn góp ý, đóng góp ý kiến về các chức năng của phần mềm, các nội dung trả lời, kết quả trả lời của phần mềm đối với câu hỏi đã đặt ra.
Đồng thời, các học viên cũng được hướng dẫn cập nhật, đóng góp thêm nội dung câu hỏi – trả lời trên phần mềm để làm giàu thêm dữ liệu cho phần mềm; hướng dẫn cập nhật, tích hợp thêm các nguồn thông tin tham khảo cho phần mềm.
Nga sẽ giúp Việt Nam phát triển công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo

Ai là tác giả của phần mềm trợ lý ảo?

Theo đơn vị phát triển phần mềm Trợ lý ảo (Công ty Viettel), việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống Trợ lý ảo được chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn 1 thực hiện trong năm 2021, trợ lý ảo được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc thù của Toà án, hoàn thiện phần cơ sở dữ liệu pháp luật theo hướng đến các bộ luật để xây dựng, hình thành kênh tri thức, đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin như: chỉ dẫn pháp luật, tra cứu văn bản pháp luật, hỏi đáp về án lệ.
Giai đoạn 2 thực hiện trong năm 2022 sẽ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung tri thức, huấn luyện Trợ lý ảo, đưa ra cả hướng dẫn pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, hỗ trợ Thẩm phán lập kế hoạch xét xử vụ án và xây dựng sơ đồ tư duy để giải quyết từng loại vụ án, hỗ trợ cán bộ hành chính tư pháp, tiếp nhận, phân loại, xử lý hồ sơ trực tuyến.
Đối thủ của Mytel rời Myanmar, Viettel thênh thang đường ra thế giới
Giai đoạn 3, từ năm 2023 đến 2030, Trợ lý ảo sẽ được phát triển tính năng tự động phân tích, giám định thư pháp dựa vào thông tin của vụ án. Theo đó, căn cứ từ giai đoạn tố tụng, hệ thống đưa ra các cảnh báo, nhắc việc, hỗ trợ Thẩm phán xây dựng các văn bản tố tụng; tập hợp, quản lý hồ sơ các vụ án điện tử.
Trợ lý ảo được xem như cỗ máy tìm kiếm thế hệ mới, trả lại một câu trả lời ngắn gọn, trực tiếp vào câu hỏi của người sử dụng. Bên cạnh đó, nó có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao bởi người sử dụng một cách nhanh chóng.
Tương lai, "trợ lý ảo" của Viettel được kỳ vọng có khả năng "hỗ trợ đoán định tư pháp". Người dùng lúc này chỉ cần nạp dữ liệu về hành vi, tình huống pháp lý để hệ thống trả lời trường hợp này phạm tội danh hoặc thuộc tranh chấp dân sự dạng nào.
Ngoài thẩm phán, người dân cũng có thể tham khảo kết quả này để quyết định có khởi kiện ra tòa hay chọn hình thức khác như hòa giải, nhờ trọng tài.
Thảo luận