Trung Quốc và Panama phản đối việc sử dụng kênh đào Panama cho trừng phạt quốc tế

Trung Quốc và Panama không ủng hộ các biện pháp trừng phạt quốc tế đơn phương. Panama tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc để duy trì tính trung lập vĩnh viễn của kênh đào Panama. Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn coi đây là dấu hiệu cảnh báo đối với Mỹ.
Sputnik

Sự nhất trí của Trung Quốc và Panama

Xung đột địa chính trị hiện nay khẳng định giá trị cao và tầm quan trọng chiến lược của kênh đào Panama. Điều này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Panama Erika Mouynes phát biểu trong cuộc trao đổi quan điểm về vấn đề Ukraina với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 4 tháng 4 tại Tunxi. Bộ trưởng cho biết, phía Panama không thể đồng ý với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương trên trường quốc tế và cam kết duy trì tính trung lập vĩnh viễn của kênh đào này.
Đáp lại, Vương Nghị đảm bảo yêu cầu hỗ trợ trong vấn đề này rằng Trung Quốc tôn trọng và công nhận tính trung lập vĩnh viễn của kênh đào Panama. Bộ trưởng cho biết rõ rằng đây là một vấn đề quốc tế và do đó, ông nói, Trung Quốc sẵn sàng làm việc với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Panama, để thực hiện các nguyên tắc của chủ nghĩa đa phương thực sự và cùng chống lại chủ nghĩa đơn phương và sự ức hiếp.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nga tuyên bố các biện pháp trừng phạt "địa ngục" của Washington đã thất bại
Trung Quốc liên tục lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây đối với Nga như một cách giải quyết khủng hoảng Ukraina. Panama cũng có quan điểm tương tự, không chấp nhận sử dụng biện pháp trừng phạt để giải quyết các vấn đề quốc tế. Trước đó, chính quyền của kênh đào Panama trong thông cáo với giới truyền thông đã loại trừ khả năng đóng cửa lưu thông cho tàu Nga do các sự kiện ở Ukraina. Yêu cầu này được hình thành bởi một nhóm nhỏ người nhập cư từ Ukraina, họ đã tổ chức phản đối ở Panama vào đầu tháng Ba. Đồng thời, chính quyền xác nhận rằng kênh đào Panama là một tuyến đường thủy trung chuyển quốc tế vĩnh viễn trung lập.
Bộ trưởng Ngoại giao Panama Erika Mouynes
Nhà phân tích quân sự, chuyên gia của Viện các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) Vladimir Evseev tin rằng sự nhất trí của Trung Quốc và Panama về vấn đề trừng phạt sẽ là một lời cảnh tỉnh tiếp theođối với Hoa Kỳ:

"Đối với Panama, sự lựa chọn rõ ràng là cần phải «vời» sang Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ. Giờ đây, thế giới đang ở trong tình trạng bất định và bị sốc, bởi vì để chống lại bất cứ quốc gia nào, Hoa Kỳ đều có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt - trực tiếp hoặc thứ yếu. Thông qua kênh đào Panama là một lượng hàng hóa khá lớn từ Trung Quốc và vào Trung Quốc. Panama rất lo sợ rằng bất cứ lúc nào Hoa Kỳ có thể tạo ra vấn đề cho việc vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc qua kênh này bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với Trung Quốc liên quan đến lập trường của nước này đối với Ukraina. Panama e ngại lâm vào tình cảnh sẽ mất một phần thu nhập đáng kể do dòng hàng hóa Trung Quốc giảm mạnh. Chính việc quay sang ủng hộ Trung Quốc đã nói lên tầm quan trọng to lớn mà Panama coi trọng trong quan hệ song phương. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự chuyển đổi nhanh chóng sang một thế giới đa cực. Trước đây, Panama sẽ không quay sang Trung Quốc, có tính đến ảnh hưởng chi phối của Hoa Kỳ trong nước và trong khu vực. Nhưng sự bất cập hoàn toàn trong cách hành xử của chính quyền Biden đã khiến nước này quay sang Trung Quốc để được hỗ trợ. Panama đang tìm kiếm một giải pháp thay thế Mỹ ở Trung Quốc để cân bằng quyền lực. Điều này cho thấy sự giảm dần phạm vi ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực và trên thế giới".

Kênh đào Panama

Ký ức hoàn toàn mới

Ở Panama, người ta nhớ rất rõ lịch sử và Hoa Kỳ "làm chủ" châu Mỹ Latinh trong thế kỷ trước như thế nào. Ví dụ, vào đầu thế kỷ 20, người Mỹ đã thực sự buộc Colombia trao độc lập cho Panama, để gần như ngay lập tức, vào năm 1903, buộc nước này phải nhượng lại cho Hoa Kỳ dưới quyền tài phán đầy đủ của họ cả kênh đào, và khu vực lãnh thổ dọc theo nó. Năm 1977, Panama và Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước Torrijos – Carter. Văn bản đảm bảo việc chuyển giao quyền kiểm soát kênh đào cho Panama sau năm 1999, mà Hoa Kỳ đã thực hiện từ năm 1903. Các tài liệu cũng bảo đảm tình trạng trung lập quốc tế của kênh. Tuy nhiên, theo một trong các hiệp ước, Hoa Kỳ vẫn giữ quyền vĩnh viễn bảo vệ kênh đào khỏi bất kỳ mối đe dọa nào có thể gây trở ngại cho sự an toàn của nó và các tàu đi qua. Nhân tiện xin nhắc lại, điều khoản này đã trở thành một trong những cơ sở mà Mỹ đưa ra để biện minh cho sự can thiệp quân sự của mình vào Panama vào năm 1989. Mặc dù mục tiêu thực sự của nó là thay đổi quyền lực ở quốc gia Trung Mỹ sang một chế độ trung thành với Washington.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Kênh đào Suez hứng chịu hậu quả của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina
Việc đề cập đến cái gọi là "mối đe dọa" là cái cớ để Mỹ can thiệp quân sự vào công việc của Panama bất cứ lúc nào, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi Mỹ dễ dàng rút khỏi các hiệp ước không còn phù hợp với họ. Điều này đã được giáo sư MGIMO Boris Martynov nêu ra trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Thật đáng tiếc, ngày nay, luật pháp quốc tế không hoạt động vì các lệnh trừng phạt của phương Tây, các tiêu chuẩn kép được áp dụng ở khắp mọi nơi. Panama hiểu rằng trạng thái trung lập của kênh có thể bị phá hủy vì Mỹ vi phạm bất kỳ hiệp ước nào. Đồng thời, quyền đã xác định Mỹ có thể bảo vệ an ninh của kênh đào là "thanh kiếm của Damocles" đối với Panama, vốn đang ở một vị trí rất dễ bị tổn thương. Panama nhớ lại tất cả các tiền lệ trong lịch sử của nó đã mở đường cho sự lo lắng hiện tại của quốc gia này. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 20 tháng 12 kia được cả nước tuyên bố là ngày Quốc tang. Vào ngày này năm 1989, quân đội Mỹ xâm lược Panama với khẩu hiệu "khôi phục" và "bảo tồn" nền dân chủ. Cuộc xâm lược Panama là sự can thiệp đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ với lý do "bảo vệ các giá trị dân chủ".

Thảo luận