Thiếu dây nịt động cơ
Ukraina đã ngừng sản xuất dây nịt động cơ, vốn được sử dụng trong nhiều loại xe của Volkswagen Group. BMW bị thiếu phụ tùng - hai nhà máy ở Đức và một ở Anh nghỉ sản xuất.
Đại diện của Skoda thừa nhận rằng xung đột ở Ukraina "đặt ra gánh nặng" cho hoạt động kinh doanh của thương hiệu ô tô Séc. Audi đã ngừng sản xuất tại nhà máy ở Đức và điều chỉnh kế hoạch của xí nghiệp Hungary. Hãng Ford của Mỹ cũng gắn kết vấn đề khó khăn của mình và tình trạng thiếu chip bán dẫn với yếu tố Ukraina.
Trong vài năm qua, các công ty Mỹ và châu Âu xây dựng hoạt động sản xuất ở Ukraina bởi chi phí thấp và nhân công rẻ. Các nhà máy phụ tùng nằm ở phía tây Ukraina để gần hơn với các nhà máy ở châu Âu. Đặc biệt, đó là Nexans của Pháp, sản xuất dây cáp và dây dẫn, còn Fujikura của Nhật thì chuyên về thiết bị điện.
Bốn chục doanh nghiệp của ngành công nghiệp ô tô Ukraina không còn hoạt động. Phương Tây đang cố gắng khẩn cấp thay thế các nhà cung cấp. Chẳng hạn, Volkswagen đã tăng công suất ở Romania, Hungary, Tunisia, Morocco, Mexico và Trung Quốc.
Các nhà sản xuất ô tô đang cố gắng chuyển dây chuyền sản suất sang các quốc gia khác hoặc tăng công suất ở trong nước. Nhưng để làm điều này, cần phải mua thiết bị, riêng việc lắp đặt cũng sẽ mất hàng tháng. Mà thời gian chính là tiền bạc.
Ví dụ, trang bị cho một cơ sở sản xuất dây an toàn ở Anh sẽ có giá từ 100 000 đến 2 triệu bảng Anh.
Vấn đề chính trị
Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi gặp khó khăn với niken. Nga đứng thứ ba trên thế giới về khối lượng niken, sau Indonesia và Philippines. Các vấn đề cung ứng kim loại này khiến cho chi phí cho các nhà máy sản xuất ô tô tăng cao.
Báo giá niken ngày 8 tháng 3 đã vượt quá 100 000 USD/tấn - kỷ lục tuyệt đối. Giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Londonlần đầu tiên đã bị ngừng kể từ năm 1985. Tất cả các giao dịch được thực hiện trong ngày hôm đó với tổng số tiền khoảng 4 tỷ đô la đã bị hủy bỏ. Thời gian nghỉ kéo dài một tuần. Bây giờ niken có giá 33 000 USD/tấn.
Ông Nikolay Vavilov, chuyên gia trong bộ phận nghiên cứu chiến lược của Total Research cho biết: "Vấn đề cung ứng từ Nga đã trở thành vấn đề chính trị. Vấn đề hậu cần cũng vậy. Mọi thứ đều không ổn định, mức giá khi thì tăng 10%, khi thì giảm 20%".
Trước hết, các nhà máy ô tô ở châu Âu sẽ cảm thấy thiếu niken.
"Chương trình trừng phạt ảnh hưởng trực tiếp đến cung ứng nguyên liệu và linh kiện. Hậu quả là ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty", - người đối thoại của Sputnik nói tiếp.
Cơ quan xếp hạng S&P Global Mobility của Mỹ dự đoán sản lượng ô tô trong hai năm tới sẽ giảm 5 triệu chiếc. Năm 2021, có 81,5 triệu ô tô lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp.
Xe ô tô điện cũng lao đao
Các vấn đề trong ngành công nghiệp ô tô điện đã nảy sinh vào năm 2020, trong thời kỳ đại dịch. Các nhà máy bị thiếu phụ tùng điện tử và vi mạch, sau đó nhiên liệu và điện trở nên đắt đỏ hơn. Bây giờ là thiếu nguyên liệu thô của Nga.
Ông Nikolai Vavilov chỉ ra rằng việc tăng giá niken và sự thiếu hụt kim loại này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá xe điện.
Chi phí của pin cũng đã tăng lên. Kết quả là, giá của chiếc crossover chạy điện Tesla Model Y sẽ tăng 8 000 USD, các nhà phân tích tại S&P Global Mobility dự báo.
Xe Tesla rẻ nhất có giá khoảng 50.000 USD đã bao gồm thuế và các khoản phí khác. Hầu hết các loại xe điện mới ở Mỹ đều được bán với giá ít nhất là 40.000 USD. Xe chạy điện cao cấp, chẳng hạn như Lucid Air cao cấp nhất, đã là 170.000 USD.
Thêm vào đó là báo giá năng lượng cắt cổ. Trong đó, giá gas giao ngay khoảng 1 300 USD/1000 mét khối.
Trong tương lai gần không có khả năng người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng xe điện. Chương trình từ bỏ xăng dầu của EU buộc phải hoãn lại.