Định dạng mở rộng
“Garuda Shield ban đầu là cuộc tập trận chung giữa hai nước Mỹ - Indonesia, nhưng năm nay không chỉ mở rộng phạm vi mà còn mở rộng danh sách các nước tham gia, nổi bật là có sự tham gia của một số nước ngoài lãnh thổ như Vương quốc Anh. Động thái này của Mỹ một mặt cần cho thấy họ có các đồng minh quân sự trên toàn thế giới, mặt khác, Mỹ nhấn mạnh sự hiện diện quân sự của mình trên phạm vi toàn cầu”.
Mỹ tăng cường hoạt động quân sự
“Kể từ khi bắt đầu xung đột quân sự Nga-Ukraina, nhiều người cho rằng trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ chuyển sang châu Âu hoặc tình hình căng thẳng ở châu Âu sẽ khiến Mỹ không thể tập trung vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Mỹ cố tình "đảo ngược" những ý tưởng như vậy. Chẳng hạn, điều phối viên về các vấn đề Ấn Độ - Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Kurt Campbell tuyên bố rằng "bất chấp khủng hoảng Ukraina, Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Chính quyền Biden đã đạt được việc triệu tập Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN (mặc dù cuối cùng bị hoãn vô thời hạn); Mỹ, Vương quốc Anh và Úc tuyên bố phát triển chung vũ khí siêu thanh trong khuôn khổ AUKUS; hơn nữa, gần đây Mỹ tổ chức cuộc tập trận chung lớn nhất trong lịch sử với Philippines. Trong bối cảnh khủng hoảng Nga-Ukraina đang diễn ra, mục tiêu hàng đầu của hàng loạt động thái này của Mỹ là phô trương cho cả trong nước và quốc tế thấy rằng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tiếp tục là trọng tâm chiến lược của Mỹ, và Mỹ không vì xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraina mà thay đổi các cam kết của mình đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Như vậy, không khó hiểu vì sao cuộc tập trận chung Garuda Shield năm nay lại có quy mô lớn hơn trước”.
Lôi kéo ASEAN
“Các mục tiêu cuộc tập trận sắp tới ở Indonesia có thể so sánh với mục tiêu mà Mỹ và các đồng minh NATO đặt ra trong cuộc tập trận ở Biển Đen trong những năm gần đây. Trong cả hai trường hợp, Mỹ phô trương sức mạnh quân sự của mình. Đồng thời, Mỹ đang cố gắng chuyển định dạng NATO sang châu Á. Nhưng trên thực tế, không thể thực hiện được điều đó trong khu vực này. Các quốc gia châu Á không đồng nhất hơn so với các quốc gia châu Âu. Ngoài ra, các nước châu Á có quan hệ rất bền chặt với Trung Quốc, kể cả về kinh tế. Mỹ không có sức nặng ở châu Á như ở châu Âu, ở phương Tây. Mỹ thể hiện sự thống nhất với các đồng minh và đối tác, trong khi đánh mất ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, trong chuỗi các đảo có Indonesia, Papua New Guinea và quần đảo Solomon. Điều này thể hiện qua quan hệ hợp tác của Trung Quốc với Quần đảo Solomon, trong khi đó nỗ lực của Mỹ dựa vào Úc ở Châu Đại Dương đã dẫn đến rạn nứt. Vì vậy, Mỹ buộc phải can thiệp vào công việc của khu vực, tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở đó”.
Châu Á - Thái Bình Dương chống chiến tranh lạnh
“Gần đây, trong chuyến thăm Trung Quốc, ở các mức độ khác nhau, ngoại trưởng Indonesia và ngoại trưởng các nước ASEAN khác đã bày tỏ sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Những tiếng nói này phản ánh nguyện vọng chung của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: đối đầu với tâm lý Chiến tranh Lạnh và hành động bá quyền gây căng thẳng, bất ổn và đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực.”