Bộ Công an lên tiếng về vụ khởi tố, bắt giam khẩn cấp Facebooker Đặng Như Quỳnh

Vì sao Facebooker Đặng Như Quỳnh, một KOL tự xưng “thạo tin” của mạng xã hội Việt Nam bất ngờ bị bắt giam khẩn cấp và bị khởi tố?
Sputnik
Với tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, Đặng Như Quỳnh có thể đối diện với mức án nào?

Khởi tố Facebooker Đặng Như Quỳnh

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cung cấp thông tin mới liên quan vụ bắt Facebooker Đặng Như Quỳnh.
Theo tướng Xô, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam ông Đặng Như Quỳnh (sinh năm 1980, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Bộ Công an cho hay, bị can Đặng Như Quỳnh bị điều tra về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại điều 331 Bộ luật hình sự.
Facebooker Đặng Như Quỳnh vừa bị bắt khẩn cấp là ai?
Các quyết định tố tụng trên được đưa ra sau khi cơ quan điều tra bắt khẩn cấp ông Đặng Như Quỳnh hôm 12/4.
Theo nhà chức trách, Đặng Như Quỳnh đã có hành vi đăng tải các thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội Facebook có hàm ý một số cá nhân là đại diện của các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán sắp bị bắt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, làm thiệt hại về kinh tế, uy tín của tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, cơ quan điều tra đã tống đạt các quyết định và lệnh liên quan.
Việc làm của Facebooker này ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, làm thiệt hại về kinh tế, uy tín của tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư.
Đáng chú ý, hiện vụ án đang trong giai đoạn điều tra, Bộ Công an chưa thông tin về cá nhân, tổ chức liên quan các bài viết trên Facebook của Đặng Như Quỳnh.

KOL “thạo tin”

Như Sputnik đã thông tin, Đặng Như Quỳnh dù “làm lao động tự do” nhưng lại được biết đến là một Facebooker có lượng lớn người theo dõi tại Việt Nam.
Những thông tin đăng tải trên trang mạng xã hội cá nhân của Đặng Như Quỳnh thường có nhiều người quan tâm, chia sẻ, nhận về độ tương tác, thảo luận cao.
Những ngày vừa qua, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án tại Tập đoàn FLC và Tân Hoàng Minh, Đặng Như Quỳnh tiếp tục đăng tải thông tin trên trang Facebook cá nhân cho rằng thời gian tới Bộ Công an sẽ khởi tố và xử lý những cá nhân, doanh nghiệp có ảnh hưởng trên thị trường tài chính, chứng khoán tương tự như hai vụ án này.
Với danh xưng của một KOL – người có sức ảnh hưởng trên các mạng xã hội, Đặng Như Quỳnh thể hiện “độ thạo tin” khi liên tục “phao tin đồn” rằng lãnh đạo công ty này sẽ bị “sờ gáy” hay Công an sắp bắt đại gia kia.
Facebooker Trương Châu Hữu Danh và nhóm Báo Sạch phản động dưới con bài dân chủ
Đương nhiên, vì là KOL nên những thông tin thất thiệt trên được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn người chơi chứng khoán.
Việc này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư chứng khoán và góp phần làm giá cổ phiếu của những công ty, doanh nghiệp vô tình bị nêu têmm trên Facebook bị bán tháo, khối tài sản của doanh nghiệp thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.
Chưa kể, những tin đồn thất thiệt như Đặng Như Quỳnh đăng tải khiến nhà đầu tư bức xúc bởi tài khoản chứng khoán của họ lỗ nặng.
Nhà chức trách đánh giá, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn với Đặng Như Quỳnh là cần thiết để đảm bảo sự ổn định của thông tin trên thị trường, tránh tâm lý hoang mang, lo sợ cho nhà đầu tư.
Đây không phải lần đầu tiên Đặng Như Quỳnh có hành vi tung tin thất thiệt. Cuối tháng 3/2020, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cũng từng làm việc với ông Đặng Như Quỳnh để làm rõ hành vi đăng thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19.
Khi đó, Cơ quan chức năng đã tập trung làm rõ từ tháng 2/2020, ông Quỳnh đăng tải gần 300 bài viết liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid 19 tại nhiều địa phương. Mỗi bài viết thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận của dư luận trên mạng xã hội, gây hoang mang cho người dùng mạng.
Trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng hồi năm 2020, Đặng Như Quỳnh thừa nhận sau khi tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đối tượng này đã sửa, lồng ghép quan điểm cá nhân tạo thành nhiều tin chưa được kiểm chứng.
Đặc biệt, cơ quan chức năng thấy một số văn bản của cơ quan chức năng dù chưa công bố nhưng ông Đặng Như Quỳnh đã đăng lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến công tác chủ động phòng chống dịch bệnh tại một số địa phương.
Công an Cần Thơ lên tiếng vụ bắt Facebooker Trương Châu Hữu Danh, búp bê ‘ma’ Kumanthong
Chẳng hạn như việc Đặng Như Quỳnh đăng thông tin cách ly tầng 38 tòa HH1A, Khu chung cư Linh Đàm (Hà Nội).
Theo cơ quan chức năng, việc làm của ông Quỳnh gây tâm lý hoang mang, khiến người dân phải sơ tán, chuyển chỗ ở, tích trữ lương thực làm mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, ông Đặng Như Quỳnh đã phải gỡ bỏ hơn 200 bài viết với nội dung thông tin chưa được kiểm chứng. Nhiều bài viết còn chứa bình luận của người dùng mạng xã hội mang nội dung xuyên tạc, đưa tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.
Đồng thời, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội sau đó đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Đặng Như Quỳnh với số tiền 7,5 triệu đồng do có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội.

Tin đồn giả nhưng hậu quả thật

Trước việc “loạn” tin đồn trên mạng xã hội sau vụ bắt cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hay lãnh đạo Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, trước đó, Trung tướng Tô Ân Xô đã lên tiếng khẳng định một số cá nhân sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng về việc xử lý sai phạm nhiều cá nhân, doanh nghiệp khác.
Bộ Công an lưu ý, những thông tin này tập trung đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.
Vì sao Facebooker Trương Châu Hữu Danh bị bắt?
Nghiêm trọng hơn, một số trang mạng xã hội có lượng lớn người theo dõi còn đăng tải thông tin cho rằng thời gian tới cơ quan chức năng sẽ khởi tố, xử lý những cá nhân, doanh nghiệp này.
“Việc đưa thông tin thất thiệt đã tác động xấu tới dư luận xã hội, tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam, gây thiệt hại về uy tín, kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư”, người phát ngôn Bộ Công an nói.
Do đó, Bộ Công an đang chỉ đạo các lực lượng chức năng thu thập, củng cố tài liệu chứng cứ, kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định tất cả những cá nhân có hoạt động đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng.
Hiện nay, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra, giải quyết vụ án và khuyến cáo người dân không nghe theo, tiếp tay, lan tỏa những thông tin chưa được kiểm chứng.

Đặng Như Quỳnh có thể đối diện với mức án nào?

Về việc Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam Facebooker đối với Đặng Như Quỳnh, sau khi thực hiện bắt khẩn cấp đối tượng này về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, luật sư cho rằng, trong trường hợp gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Đặng Như Quỳnh có thể sẽ phải đối diện khung hình phạt 2-7 năm tù.
Theo TS. Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), với tội danh này, Facebooker Đặng Như Quỳnh có thể đối diện mức án cao nhất 7 năm tù giam.
Phạt 30 tháng tù facebooker "Kiều Thanh" vì đăng bài bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Ông Cường nhắc lại, mọi công dân đều có quyền bày tỏ quan điểm thái độ của mình về các vấn đề xã hội, có quyền đánh giá bình luận về một sự kiện. Việc bày tỏ quan điểm thái độ có thể được thực hiện trực tiếp trong đời sống xã hội hoặc bày tỏ trên mạng xã hội.
“Tuy nhiên việc bày tỏ quan điểm thái độ của mình về các vấn đề xã hội không được quy chụp, suy diễn, đưa ra những thông tin sai sự thật, thiếu căn cứ, kết tội người khác”, luật sư nêu rõ.
Luật sư Cường nhấn mạnh, tại Điều 8, Luật an ninh mạng đã quy định các hành vi bị cấm trên không gian mạng, trong đó có cấm hành vi “thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác...”.
Tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người đưa tin sai sự thật trên không gian mạng có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đưa tin sai sự thật gây ra những tác động tiêu cực trong đời sống xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, của Nhà nước hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân thì đây là hành vi vi phạm pháp luật có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự về tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân
Với tội danh này, người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trong khi, nếu phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2-7 năm.
Khởi tố Facebooker tuyên truyền chống phá Nhà nước
“Trường hợp kết quả điều tra cho thấy hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ của Trần Như Quỳnh gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì bị can sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 2 đến 7 năm”, theo luật sư.
Đồng thời, cơ quan điều tra sẽ thu thập các thông tin tài liệu mà Facebooker này đã đăng tải lên mạng xã hội trong thời gian qua, sẽ làm rõ tính trung thực của từng thông tin, căn cứ để đưa thông tin và đánh giá những tác động tiêu cực của những thông tin này đối với nhà nước, với tổ chức, cá nhân.
Thảo luận