Trả lời phỏng vấn của Sputnik Vietnam, chuyên gia Imamkulieva Elmira Elmanovna từ Viện Nghiên cứu Phương Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) đã cho ý kiến bình luận về các ngân hàng Hồi giáo.
Chuyên gia lưu ý rằng một đặc điểm của loại ngân hàng này thể hiện thông qua các thuật ngữ ghi chú «thân thiện» hoặc «đối tác», hàm ý tăng cao mức độ trách nhiệm.
Bà Elmira Imamkulieva tiết lộ về thuật ngữ như sau: «Nhiều khả năng là các ngân hàng Hồi giáo thực hiện khoản góp như một đối tác, theo ý tưởng đó, ngân hàng sẽ không có lợi nhuận nếu như người vay bị lỗ…Bằng cách như vậy, ngân hàng cần tiến hành kiểm tra, đánh giá kỹ về khoản đầu tư tiềm năng, và trong trường hợp giao dịch tất cả các bên đều quan tâm đến độ thành công của doanh nghiệp, bởi cả nhà băng cũng sẽ được hưởng lợi từ kết quả đó».
Ưu điểm của loại hình ngân hàng này
Chuyên gia lưu ý rằng loại ngân hàng này còn có những ưu điểm khác, ví dụ như tính minh bạch của hợp đồng mà theo luật Sharia sẽ không được thay đổi kể cả trong trường hợp force majeure-bất khả kháng. Hơn nữa, giáo lý đạo Hồi thậm chí còn răn dạy phải giúp đỡ những người đau khổ trong tình thế tai hoạ, nhưng tất nhiên trên thực tế, điều răn này không phổ biến sự vị tha đó tới các khoản vay.
Tuy nhiên, các điều khoản của luật Sharia nghiêm cấm hành vi cho vay nặng lãi, tức là không được tính lãi % với các khoản cho vay. Ở đây nảy sinh sự khác biệt với luật về hoạt động ngân hàng của hàng loạt nước trong đó có Nga:
«Tôi đã tham gia vào nhóm công tác của Duma Quốc gia, cần đưa sửa đổi vào luật hoạt động ngân hàng để kết nối ngân hàng Hồi giáo vào hệ thống chung... Đã có ước tính cần đưa vào tới vài trăm sửa đổi», - bà Imamkulieva cho biết.
Một phụ nữ Ả Rập Saudi rút tiền từ cây ATM ở Riyadh
© AFP 2023 / Bilal Qabalan
Bình luận câu hỏi về mức tăng trưởng tiềm năng, chuyên gia lưu ý rằng nâng cao trách nhiệm và khả năng coi ngân hàng «như một đối tác» có thể là một ý tưởng rất hấp dẫn trong thời kỳ khủng hoảng: Ngân hàng Hồi giáo đã cho thấy mình là đơn vị ổn định hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nó không hiện hữu đầy đủ ở tất cả các nước, cung cấp toàn bộ các phương án dịch vụ tài chính. Dù sao chăng nữa, chuyên gia tin chắc rằng mức tăng trưởng của thị trường hydrocacbon sẽ khuyến khích gửi tiền từ các phía vào khối này, chẳng hạn như thay vì thị trường châu Âu không ổn định, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang hướng tới thị trường châu Á giầu tiềm năng hơn.
Tồn tại một yếu tố cản trở có thể là định kiến đối với danh xưng «Hồi giáo». Chẳng hạn, chỉ vì nguyên nhân đó mà ngân hàng Hồi giáo chính thức đầu tiên đầy đủ giá trị ở Ai Cập đã phải đóng cửa. Tuy nhiên, tiềm năng của lĩnh vực này còn chưa được phát lộ hoàn toàn và trong tương lai có thể thực sự trông đợi tăng trưởng, kể cả ở các nước ASEAN, nơi một trong những nước thành viên của họ là Malaysia - là một trung tâm lớn của ngân hàng Hồi giáo.