Cuộc chiến xe điện và xe xăng: Nếu giá điện cao như giá xăng, người Việt mua xe nào?

Quyết định mua xe điện của người tiêu dùng Đông Nam Á sẽ thay đổi như thế nào nếu giá điện cao bằng giá xăng (nhiên liệu hóa thạch) hiện nay?
Sputnik
Theo kết quả khảo sát của Deloitte, chi phí nhiên liệu thấp hơn, lo ngại về biến đổi khí hậu/giảm lượng khí thải và trải nghiệm lái xe tốt hơn, là các yếu tố thúc đẩy mối quan tâm đến xe điện trên thế giới hiện nay.

Xe điện hay xe xăng?

Deloitte đã công bố báo cáo mới nhất về người tiêu dùng ô tô Toàn cầu 2022 – Góc nhìn Đông Nam Á.
Thị trường xe điện (EV) dự kiến đạt 802,75 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 21,6% trong giai đoạn dự báo 2021-2028.
Ford sẽ từ bỏ việc bán xe chạy xăng
Deloitte dự báo rằng hơn 25,3 triệu xe điện thuần túy sẽ được bán vào năm 2030.
“Với sự gia tăng trong việc sử dụng xe điện, mạng lưới sạc điện của các quốc gia sẽ chịu tải trọng áp lực hơn và khối doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với bộ sạc xe điện công cộng (EVC)”, báo cáo nhận định.
Kết quả khảo sát của Deloitte cho thấy, người tiêu dùng Đông Nam Á vẫn ưa chuộng các loại xe có động cơ thông thường (hơn xe điện).
“Điều này đặt ra câu hỏi: liệu chúng ta có đang tiến đủ nhanh để hướng tới một tương lai sử dụng các phương tiện di chuyển bằng điện”, Delloitte nêu vấn đề.
Từ tháng 9-10/2021, Deloitte đã khảo sát hơn 26.000 người tiêu dùng tại 25 khu vực để tìm hiểu các vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu, bao gồm sự phát triển của công nghệ tiên tiến, tính bền vững, kỳ vọng về chi phí đối với các loại xe mới, trải nghiệm mua hàng trực tuyến, và dịch vụ di chuyển.
Mức độ ưa chuộng đối với các loại xe điện cụ thể có sự khác nhau giữa các khu vực.
Cụ thể, theo quan sát của Deloitte, người tiêu dùng ở Thái Lan quan tâm nhiều nhất đến xe điện chạy pin (BEV) và xe điện lai sạc điện (PHEV).
Người tiêu dùng Việt Nam, Singapore và Malaysia lại thích xe điện lai (HEV).
Việt Nam và Hà Lan hợp tác về xe điện, VinFast né vết xe đổ của Trung Quốc
Đặc biệt, theo kết quả khảo sát, hầu hết người tiêu dùng ở Đông Nam Á có ý định sạc xe điện tại nhà, nghĩa là chi phí sạc tại nhà cũng nên được tính vào tổng chi phí để sở hữu sản phẩm.
Trong đó, Singapore là quốc gia ngoại lệ duy nhất, với nhu cầu về sạc xe điện tại trạm sạc công cộng cao hơn so với nhu cầu về sạc điện tại nhà.
Thêm vào đó, sạc xe ở trạm sạc công cộng của đảo quốc Sư tử cũng cao hơn các nước láng giềng ASEAN.
“Chi phí nhiên liệu thấp hơn, lo ngại về biến đổi khí hậu/giảm lượng khí thải và trải nghiệm lái xe tốt hơn, là các yếu tố thúc đẩy sự quan tâm đến xe điện (EV)”, Deloitte nhấn mạnh.
Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở hạ tầng sạc điện ở nơi công cộng và quãng đường đi được vẫn là những rào cản đối với việc sử dụng xe điện ở Đông Nam Á.

Nếu giá điện cao như giá xăng

Dịch Covid-19 đã có tác động đáng kể đến người tiêu dùng Đông Nam Á, theo đó, một tỷ lệ lớn có ý định mua xe để tránh việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Xu hướng này thể hiện rõ rệt nhất ở Việt Nam nhưng lại không quá rõ ở Malaysia và Singapore.
Nhìn chung, hơn 1/4 hoặc 27% người Đông Nam Á được hỏi cho biết họ không còn cần nhiều xe trong gia đình hoặc không cần xe nữa do các giải pháp làm việc tại nhà.
Giá xăng tăng 800 đồng vào ngày mai?
Trong tương lai, phương tiện cá nhân có thể vẫn là lựa chọn di chuyển ưa thích của người tiêu dùng Đông Nam Á.
“Singapore là ngoại lệ duy nhất. Tại quốc gia này, tỷ lệ những người được hỏi ưu tiên phương tiện cá nhân và phương tiện giao thông công cộng khá đồng đều”, Deloitte bày tỏ.
Bên cạnh đó, tại một số thị trường trong khu vực, người tiêu dùng đã quan tâm đến các dịch vụ thuê xe, đặc biệt là những dịch vụ cho phép người tiêu dùng tiếp cận với nhiều thương hiệu xe khác nhau.
Ngoài ra, theo đánh giá của Deloitte, khả năng tăng giá điện có thể khiến một số lượng lớn người tiêu dùng Đông Nam Á “suy nghĩa lại”, cân nhắc thêm về quyết định mua xe điện.
“Trung bình, hơn 4 trong số 10 người sử dụng xe điện ở Đông Nam Á sẽ suy nghĩ lại về quyết định mua của họ nếu giá điện cao bằng giá nhiên liệu hóa thạch. Con số này ở Việt Nam là 7 trên 10 người”, khảo sát của một trong BIG4 kiểm toán nhấn mạnh.
Đặc biệt, về cơ bản, có gần 2/3 người tiêu dùng Đông Nam Á cho rằng so với động cơ đốt trong thông thường, xe điện chạy bằng pin ít có tác động đến môi trường.
Giá xăng Việt Nam giảm “thấp hơn kỳ vọng”
“Người tiêu dùng ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan tỏ ra lạc quan nhất về tác động môi trường của xe điện chạy bằng pin”, kết quả khảo sát cho thấy.

Doanh số bán xe điện ở Việt Nam như thế nào?

Báo cáo hồi năm ngoái của Deloitte lưu ý, xu hướng lựa chọn xe điện như một trong những phương tiện di chuyển cá nhân đang gia tăng ở Việt Nam, do Chính phủ có các biện pháp trợ cấp hiệu quả.
Nhà chức trách đang thúc đẩy tiêu thụ nhiều xe điện sản xuất trong nước hơn so với xe động cơ đốt trong nhập khẩu. Theo Deloitte, khoảng 1/5 người tiêu dùng Việt Nam cân nhắc lựa chọn xe động cơ hybrid hoặc xe điện cho lần mua xe tiếp theo, do đó, các dòng xe chạy điện của VinFast cũng được kỳ vọng sẽ bán tốt.
Vingroup tham vọng lãi kỷ lục, trạm sạc xe điện VinFast được so sánh với Tesla
Đồng thời, kế hoạch mở rộng ra nước ngoài của VinFast rất đáng chú ý như một phương cách gia tăng giá trị marketing thương hiệu quy mô toàn cầu.
Trong khi Tesla và nhiều dòng xe điện phương Tây để mắt đến châu Á, hay các đối thủ đến từ Trung Quốc như Xpeng, Hongqi và Nio để mắt đến châu Âu, thì VinFast lại chọn Hoa Kỳ, Canada và EU làm “đất diễn”.
Cũng không thể quên, Đông Nam Á có thể là một điểm đến tiềm năng. Nhà máy tại Việt Nam của VinFast có công suất cao hơn cả doanh số bán ô tô của cả nước.
Điều này đồng nghĩa với việc VinFast có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khu vực. Deloitte cũng lưu ý, về giải quyết vấn đề trạm sạc, Việt Nam có thể xem xét thúc đẩy nhiều quan hệ đối tác trong ngành hơn giữa OEM và mạng lưới sạc đa dạng nhà cung cấp.
Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, số lượng xe điện hóa (hybrid, plug-in hybrid và xe thuần điện) ở Việt Nam hiện rất ít.
Cụ thể, năm 2019 là 140 xe, năm 2020 tăng lên 900 xe và đến hết quý I/2021 có thêm 600 xe. Tất cả số xe trên đều là nhập khẩu và gần như toàn bộ là xe hybrid, xe plug-in hybrid, số xe chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Lần đầu tiên 100 xe điện VFe34 sẽ tham gia caravan chinh phục địa đầu Tổ quốc
Trong khi đó, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), đến nay, xe điện tại Việt Nam vẫn còn hiếm và hầu như chưa có hãng xe nào thực sự chú trọng vào đầu tư kinh doanh thực sự ngoại trừ hãng VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tuyên bố “khai tử” xe xăng để tập trun phát triển xe điện.
Theo các chuyên gia về xe, xe điện đến nay mới chỉ nhận được ưu đãi về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, thấp hơn so với xe chạy xăng/dầu thông thường. Trong khi đó, số lượng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) đối với xe điện vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ so với hệ thống tiêu chuẩn đang lưu hành trên thế giới về xe điện.
Do đó, để hoàn thiện chính sách phát triển xe điện, Việt Nam cần phải có thời gian đồng bộ mọi thứ mới có thể bắt kịp xu hướng của thế giới hiện nay.
Thảo luận