Tình trạng này ở phương Tây sẽ kéo dài bao lâu? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Hậu quả từ các lệnh trừng phạt
Số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng Mỹ (CPI) đã tăng 8,5% trong vòng một năm, tính tới cuối tháng 3. Vào tháng Hai, chỉ số này là 7,9%.
Giá xăng phá kỷ lục, tăng cao hơn 4 USD/gallon (khoảng bốn lít). Kết quả là chi phí vận chuyển đã tăng lên.
Giá đồ ăn nhanh được người Mỹ yêu thích cũng tăng chóng mặt. Xếp sau không xa là tiền điện và tiền thuê nhà chiếm khoảng một phần ba tổng chi tiêu.
Tổng thống Joe Biden tuyên bố, tất cả là do chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina.
Ông nói: "Giá cả hàng hóa đã tăng 70% trong tháng 3 đến từ sau sự kiện ông Putin làm tăng giá xăng".
Trên thực tế, giá hàng hóa ở Mỹ đã bắt đầu tăng vào năm ngoái, The Wall Street Journal lưu ý. Đổ lỗi cho Mátxcơva có lợi hơn so với việc thừa nhận những sai lầm trong đường lối chính trị của bản thân. Theo tờ WSJ, "chi tiêu liên bang quá mức và chính sách tiền tệ lỏng lẻo" là nguyên nhân gây ra lạm phát kỷ lục.
Để khắc phục hậu quả của cơn khủng hoảng, cơ quan tài chính của các nước phát triển đã bắt đầu ráo riết bơm thêm tiền. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã in tiền tràn ngập nền kinh tế. Đồng thời, FED đã quyết định duy trì lãi suất gần bằng 0.
"Trên thực tế, việc bơm tiền đô la và euro với khối lượng khổng lồ chỉ mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng và các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhưng, tất cả các mặt hàng đều tăng giá mạnh: từ ngũ cốc và dầu mỏ cho đến các dịch vụ vận tải", - Artem Deev, trưởng bộ phận phân tích của công ty môi giới AMarkets, cho biết.
Mọi người tích cực chi tiêu số tiền họ nhận được trong thời gian đại dịch và do đó thúc đẩy giá tiếp tục tăng. Thiếu hụt một số mặt hàng cũng đóng một vai trò nhất định. Trước hết ở đây nói về các sản phẩm sử dụng vi mạch: tiện ích, ô tô.
Trong suốt năm ngoái FED đã nhấn mạnh rằng, lạm phát chỉ là một hiện tượng ngắn hạn. Nhưng trên thực tế, họ đã bỏ lỡ thời điểm cần phải kiềm chế lạm phát. Vào giữa tháng Ba, FED đã tăng lãi suất liên bang thêm 0,25% lên phạm vi 0,25-0,5%. Đây là lần đầu tiên FED thực hiện tăng lãi suất kể từ năm 2018.
"Nhiều khả năng vào cuối tháng 6, con số này sẽ là 1,5%. Họ sẽ phải hành động tích cực để kiềm chế lạm phát. Nhưng không chắc rằng họ có thể giải quyết nhiệm vụ này đến giữa mùa hè", - chuyên gia Andrey Loboda, Giám đốc quan hệ công chúng của BitRiver, lưu ý.
Sự chậm chạp của FED đã ảnh hưởng nặng nề đến túi tiền của người Mỹ. Và họ phải trả giá cao hơn nữa do các lệnh trừng phạt chống Nga. Vào ngày 8 tháng 3, Joe Biden đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm năng lượng khác của Nga.
Các chuyên gia đã cảnh báo, quyết định này sẽ tác động đến những người tiêu dùng. Và mọi việc đã xảy ra đúng như dự đoán. Giá dầu ngay lập tức tăng đến 130 USD/thùng. Tiếp theo, các trạm xăng phải điều chỉnh giá xăng dầu.
"Theo các cuộc thăm dò dư luận, chỉ có 6% người Mỹ đổ lỗi cho Putin. Phần lớn người được hỏi ý kiến đổ lỗi cho các chính sách của Tổng thống Mỹ", - ông Sean Hannity, người dẫn chương trình của Fox News, cho biết.
Theo ông, trong 15 tháng cầm quyền của Biden, “mọi thứ diễn ra không như ý muốn”.
“Tôi không thể nhắc đến bất cứ điều gì đã được thực hiện một cách chính xác. <…> Putin phải chịu trách nhiệm về tất cả những rắc rối. Đây là một lời nói dối. Thật may mắn, người dân Mỹ hiểu rõ điều này”, - nhà báo nói.
Giá xăng dầu lên cao kỷ lục là một chủ đề nhức nhối đối với người Mỹ. Nhưng, cơn ác mộng đối với đất nước này chính là kế hoạch của Joe Biden “xanh hóa” ngành năng lượng, - ông Sean Hannity chắc chắn.
Việc sử dụng dầu và khí đốt giảm mạnh dẫn đến giá nhiên liệu tăng và lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, có vẻ như Tổng thống Mỹ không muốn nhắc đến điều này.
Lạm phát dâng lên khắp thế giới
Washington đang gây áp lực lên EU để họ từ bỏ hydrocacbon từ Nga. Nhưng, châu Âu không vội vàng. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, một số quốc gia trong khu vực "phụ thuộc 100% vào dầu khí của Nga".
Nhân tiện, Mỹ đã từng loại dầu mỏ của Venezuela và Iran ra khỏi thị trường năng lượng với sự trợ giúp của các lệnh trừng phạt.
Trong khi đó, giá cả ở Cựu Thế Giới cũng đang tăng vọt. Vào tháng 3, tại 19 quốc gia EU lạm phát đạt 7,5%, Eurostat đưa tin. Lạm phát đặc biệt nghiêm trọng, chạm mức 2 con số, ở 4 quốc gia thành viên, trong đó Lithuania dẫn đầu với 15,6%. Tại Đức - 7,3%: đây là mức cao nhất trong qua 40 năm qua. Khi đó giá dầu đã tăng vọt do hậu quả của cuộc chiến tranh Iran-Iraq.
Vào tháng Ba, giá năng lượng tại châu Âu đã ghi nhận mức tăng mạnh nhất. Ở vị trí thứ hai là lương thực, rượu và thuốc lá. Ở vị trí thứ ba là các dịch vụ.
"Giá sẽ tiếp tục tăng. Gián đoạn chuỗi cung ứng và hậu cần, sự thiếu hụt nguyên liệu thô và giá thế giới tăng cao sẽ thúc đẩy giá cả tăng lên", - chuyên gia Artem Deev nói.
Tại Đức, lạm phát trong năm sẽ ở mức 7-8%, Karl von Rohr, Phó Thống đốc Deutsche Bank cho biết. Và lạm phát sẽ vượt 10% trong trường hợp có lệnh cấm vận đối với năng lượng Nga, chuyên gia của ngân hàng Deutsche Bank dự đoán.
"Nền kinh tế EU đang đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ, khi kinh tế trì trệ đồng thời lạm phát tăng cao. Không có điều kiện tiên quyết nào để thay đổi tình hình. Tăng trưởng GDP thấp của Đức và Pháp đặt ra xu hướng tiêu cực cho tất cả các nước Tây Âu. Khu vực này đang bên bờ vực nguy hiểm. Các ngành công nghiệp và các ngành có giá trị gia tăng cao đang chịu áp lực, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu vẫn tiếp tục bơm thêm tiền", - Andrey Loboda giải thích.
Lạm phát ở Anh cũng tăng vọt lên mức kỷ lục. Tỷ lệ lạm phát hằng năm đã tăng lên 7,0% vào tháng 3, mức cao nhất kể từ tháng 3-1992. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giá điện tăng cao. Hóa đơn tiền điện và khí đốt của người Anh đã tăng 54% - từ 1.227 lên 1.971 bảng Anh (tương ứng là 1.660 và 2.570 USD). Lần tăng tiếp theo dự kiến vào tháng 10.
Gía điện có thể tăng 115-130% trong một năm.
Tại Nga, lạm phát hàng năm tăng nhanh lên 16,69% vào tháng 3 do giá thế giới.
"Cộng với việc đồng rúp mất giá. Phần còn lại là do chi phí của các nhà sản xuất phụ thuộc vào linh kiện nước ngoài đã gia tăng. Hàng hóa nhập khẩu đã tăng giá, sau một thời gian các mặt hàng này sẽ bị khan hiếm", - chuyên gia Mikhail Kogan, Trưởng phòng Nghiên cứu Phân tích tại Trường Cao cấp Quản lý Tài chính, cho biết.
Một số ngành công nghiệp quan trọng của Nga phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu. Thuế GTGT hàng nhập khẩu vượt quá 50%. Về cơ bản, đây là hàng nhập khẩu từ những nước đã tham gia lệnh trừng phạt chống Nga. Có những khó khăn trong việc kiếm nguồn thay thế. Phải mất nhiều năm để đẩy mạnh sản xuất hàng thay thế nhập khẩu”.
Trong quý 2 và đầu quý 3, Nga "sẽ bước vào giai đoạn chuyển đổi cơ cấu và tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới", - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết trong cuộc họp tại Duma Quốc gia.
bà Elvira Nabiullina đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga
© Sputnik / Konstantin Chalabov
/ Nền kinh tế không thể tồn tại chỉ dựa vào nguồn dự trữ. Do đó, lạm phát sẽ tăng tốc hơn nữa. Vào tháng 5, giá tiêu dùng dự kiến sẽ tăng 20%.