“Dân chủ”. Việt Nam không bỏ qua vi phạm nhạy cảm kể cả từ 3 nhiệm kỳ trước

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang tập trung vào những vi phạm về sử dụng tài chính, tài sản công, đất đai, tài nguyên khoáng sản; thực hiện các dự án nghiên cứu, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Sputnik
Báo cáo của Uỷ ban kiểm tra Trung ương cũng nêu rõ, việc thi hành kỷ luật cơ bản bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình, quy định, dân chủ, khách quan, kể cả sai phạm nhạy cảm từ 3 nhiệm kỳ trước.

Việt Nam nói kỷ luật cán bộ đều “dân chủ”

Sáng 25/4, Hội nghị toàn quốc giao ban công tác kiểm tra, giám sát của Đảng quý I năm 2022 đã được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Phát biểu tại đây, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Văn Rón cho biết, quý I năm 2022, số lượng các cuộc kiểm tra các cấp tăng so với cùng kỳ năm 2021, nhất là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
Tại sao Trung tướng Công an Hồ Thanh Đình và Phó Tổng TTCP Đặng Công Huẩn bị kỷ luật?
Trong đó, Uỷ ban kiểm tra Trung ương thành lập các đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu đối với tổ chức, đơn vị tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Công tác giám sát có nhiều đổi mới, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát; việc giải quyết tố cáo, khiếu nại kịp thời; công tác kiểm tra tài chính kịp thời chỉ ra những hạn chế, điểm khuyết cần chấn chỉnh.
“Việc thi hành kỷ luật cơ bản bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình, quy định, dân chủ, khách quan”, ông Trần Văn Rón khẳng định.
Báo cáo cho thấy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm.
Thông qua kiểm tra, giám sát kết luận rõ ràng, khách quan, chính xác, xử lý nghiêm minh nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.
Sự nghiêm minh này đã giúp tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra, giám sát nhận thức rõ vi phạm, khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục, kịp thời kiến nghị các cơ quan có liên quan thu hồi, hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các nghị quyết, quyết định, quy định, văn bản không đúng quy định.
Điều này cũng góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.
Quý I/2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Ủy ban Kiểm tra các cấp vững tin, quyết tâm triển khai thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
Bỏ phiếu dân chủ xem xét kỷ luật lãnh đạo Học viện Quân y và 12 quân nhân
Ủy ban Kiểm tra các cấp thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp cấp ủy tổ chức thực hiện toàn diện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thực hiện tốt các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ cấp ủy giao.
Đặc biệt, số lượng các cuộc kiểm tra tăng so với cùng kỳ năm 2021, nhất là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương thành lập các đoàn kiếm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Công tác giám sát có nhiều đổi mới, chú trọng đến chất lượng, hiệu quả giám sát; việc giải quyết tố cáo, khiếu nại kịp thời; công tác kiểm tra tài chính đảng kịp thời chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm cần chấn chỉnh.

Hạn chế

Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, công tác kiểm tra, giám sát quý I năm 2022 còn có một số khuyết điểm, hạn chế.
Theo đó, một số cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra không thật sự quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
Bên cạnh đó, có nơi lựa chọn nội dung kiểm tra, giám sát không phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị.
Việt Nam kỷ luật cán bộ sau cuộc họp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Một số Uỷ ban Kiểm tra tỉnh ủy chưa thực hiện kiểm tra các tổ chức, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, cá biệt có nơi chưa thực hiện cả 3 nhiệm vụ cơ bản là kiểm tra khi có dấu hiệu phạm vi, giám sát chuyên đề và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
Việc chấp hành quy định về chế độ báo cáo của một số Uỷ ban Kiểm tra cấp trực thuộc Trung ương chưa nghiêm.
Do đó, để hoàn thành chương trình, kế hoạch công tác năm 2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, trong đó yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp phải chủ động, tích cực và quyết liệt hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật, góp phần tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Tập trung chỉ đạo, thực hiện kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, đảng viên có liên quan đến vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; khắc phục những vi phạm, khuyết điểm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận.

Xử cả vụ từ 3 nhiệm kỳ trước

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú cho rằng, điểm nổi bật trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong quý I năm nay đó là nhiều việc xảy ra từ lâu hay mới phát sinh đều được phát hiện, kiểm tra, xử lý kịp thời.
“Cá biệt, có những vụ việc xảy ra cách nay tới 3 nhiệm kỳ. Dù việc cũ nhưng vẫn phải kiểm tra, báo cáo, xử lý…, qua đó chứng minh sự quyết tâm của Đảng trong cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”, ông Trần Cẩm Tú nhấn mạnh.
Lưu ý tình hình vi phạm, suy thoái còn phức tạp, thậm chí tinh vi, nghiêm trọng hơn, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp trong quý II tiếp tục tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác kiểm tra, giám sát, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đảm bảo khoa học, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phát biểu kết luận Hội nghị
Tổ chức quán triệt, triển khai các nghị quyết, quy định của Đảng mới ban hành, đặc biệt là Kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030.
Ông Trần Cẩm Tú đề nghị cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các tỉnh, thành ủy thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Chủ động kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. Tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, nhất là kiểm tra vi phạm trong suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong xã hội.
“Xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để, đồng bộ các tổ chức đảng và đảng viên vi phạm”, lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ.

921 đảng viên bị kỷ luật

Theo đồng chí Trần Cẩm Tú, chất lượng hiệu quả kiểm tra, giám sát được nâng lên rõ rệt, nhiều việc mới, việc khó, việc phức tạp nhạy cảm được tiếp tục kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Ủy ban Kiểm tra các địa phương, đơn vị kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 297 tổ chức đảng và 921 đảng viên.
Hàng trăm đảng viên bị kỷ luật và hơn 1000 thư tố cáo tại TP HCM trong năm 2020
Hiện Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang có 20 đoàn kiểm tra dấu hiệu vi phạm (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước) và chỉ đạo cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra 63 tỉnh, thành ủy trực thuộc Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với một số tổ chức đảng và đảng viên.
Nội dung tập trung vào những vi phạm về thực hiện nguyên tắc, quy chế, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, đất đai, tài nguyên khoáng sản; thực hiện các dự án nghiên cứu; đầu tư; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; chứng khoán và thị trường chứng khoán...
Qua kiểm tra, đã xử lý và đề nghị xử lý kỷ luật nghiêm minh các tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Trong đó: Cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 32 tổ chức đảng và 1.953 đảng viên. Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với 03 tổ chức đảng và 09 đảng viên.
Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 26 tổ chức đảng, 1.017 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật 05 tổ chức đảng và 21 đảng viên.
Ông Trần Cẩm Tú nêu rõ, vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định không kỷ luật đối với 2 trường hợp có vi phạm đến mức phải xem xét, xử lý nhưng đã có dũng khí đấu tranh với những sai phạm trong nội bộ, báo cáo kịp thời.
“Đây là trách nhiệm vừa xây, vừa chống của công tác kiểm tra, động viên, khuyến khích những người dám đấu tranh”, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh.
Qua kiểm tra tại các địa phương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận vi phạm của các cơ quan Trung ương, vừa qua kiểm tra tại Bình Thuận, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kỷ luật một số đồng chí thứ trưởng ở các bộ, ngành liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú nhấn mạnh trong Quý II/2022, cùng với việc tiếp tục nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp phải tập trung nghiên cứu, học tập, triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, nhất là các quy định, kết luận Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới ban hành.
127 đảng viên bị kỷ luật: Bí thư tỉnh Yên Bái nói gì?
Tiếp tục tham mưu xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, đảm bảo khoa học, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, khả thi. Trước mắt, tập trung xây dựng, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Quy định về bảo vệ người tố cáo, Quy định về xin lỗi và bồi thường quyền lợi đối với đảng viên do kỷ luật oan và Quy trình kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, khiếu nại, thi hành kỷ luật của cấp ủy đối với tổ chức đảng, đảng viên.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp cần chủ động, tích cực và quyết liệt hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật, tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp thực hiện có hiệu quả Chương trình kiểm tra, giám sát năm 2022 và tập trung chỉ đạo khắc phục những vi phạm, khuyết điểm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận.

Xử nghiêm vụ Việt Á

Trước mắt phải kiểm tra làm rõ, xử lý nghiêm vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan vụ án tại Công ty Việt Á, theo ông Tú.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập các đoàn kiểm tra dấu hiệu vi phạm tại Học viện Quân y, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế và 8 Ban cán sự Đảng, UBND tỉnh, thành.
Việt Nam đề nghị xử lý người đứng đầu từ vụ Việt Á, Cục Lãnh sự, thao túng thị trường
Đồng thời, chỉ đạo 14 tỉnh ủy và 63 Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy thực hiện việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm. Đồng chí Trần Cẩm Tú nhấn mạnh đây là một vụ việc hết sức phức tạp, liên quan nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, dư luận xã hội hết sức quan tâm.
“Chúng ta phải tiến hành kiểm tra hết sức thận trọng, khách quan, kịp thời, đồng bộ, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, rõ đến đâu, kết luận đến đấy, vi phạm đến đâu xử lý đến đấy”, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh.
Thảo luận