Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Mỹ đề nghị Indonesia mời Ukraina tham dự hội nghị thượng đỉnh G20

Mỹ đề nghị Jakarta, nước chủ trì G20, mời Ukraina làm quan sát viên tới hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11, Bloomberg cho biết.
Sputnik
Theo Bloomberg, quốc gia chủ tịch thường mời các quan sát viên từ các quốc gia khác đến các cuộc họp G20. Tuy nhiên, theo quy định, họ không tham gia vào các cuộc thảo luận chính thức.

Mời Nga đến hội nghị thượng đỉnh G20

Trước đó, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói rằng quyết định về chuyến đi của Tổng thống Vladimir Putin tới Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia vẫn chưa được đưa ra.
Hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết các nhà lãnh đạo của tất cả các nước thành viên của diễn đàn, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20.
Nhà báo Trung Quốc giải thích vì sao Mỹ sẽ thất bại trong nỗ lực cô lập Nga
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng ủng hộ việc loại Nga ra khỏi G20. Ông lưu ý rằng vấn đề loại trừ Liên bang Nga đã được thảo luận, nhưng không phải tất cả các nước tham gia hình thức này đều đồng ý với điều này.

Chiến dịch quân sự ở Donbass

Trước đó, trong bài phát biểu trước người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina, đồng thời ông Putin nói thêm rằng toàn bộ trách nhiệm với cuộc đổ máu sẽ thuộc về lương tâm của chế độ Kiev. Người đứng đầu Nhà nước Nga gọi mục tiêu của chiến dịch là bảo vệ người dân của hai nước CHND Donetsk và CHND Lugansk, đã phải chịu đựng chế độ diệt chủng trong vòng suốt tám năm qua.
Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Lực lượng vũ trang chỉ tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, và tính đến ngày 25 tháng 3, họ đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm năng chiến đấu của Ukraina.
Thảo luận