Bộ Công an Việt Nam và EU: Tăng cường hợp tác an ninh mạng

HÀ NỘI (Sputnik) - Chiều 27/4 trong cuộc gặp với ngài Gunnar Wiegand, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á - Thái Bình Dương, Bộ trưởngTô Lâm ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ của EU trong việc hợp tác, đảm bảo an ninh mạng tại Việt Nam.
Sputnik
Chiều 27/4, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp ngài Gunnar Wiegand, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á Thái Bình Dương của Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS), hiện đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Cùng dự có Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ngày càng phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực, nhất là từ khi triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – EU năm 2016 và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU từ tháng 8/2021. Việt Nam trở thành một trong những nước châu Á mà EU có quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, trong đó có hợp tác an ninh và thực thi pháp luật.
Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ trong lĩnh vực an ninh mạng, Bộ Công an Việt Nam và Liên minh châu Âu đã hợp tác chặt chẽ, thường xuyên phối hợp tổ chức các hội thảo, tập huấn, họp trực tuyến, tham vấn và trao đổi chuyên môn. Đồng thời, ghi nhận và đánh giá cao sự ủng hộ và tích cực hợp tác, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về an ninh mạng của EU.
Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc an ninh mạng
Trong quá trình xây dựng Luật An ninh mạng và các nghị định, Bộ Công an Việt Nam đã tham khảo các kinh nghiệm thực tế, kiến thức pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân do EU hỗ trợ chia sẻ. Bộ trưởng đánh giá đây là cách thức hợp tác hiệu quả, thiết thực mà hai bên cần tiếp tục triển khai.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho biết Luật An ninh mạng không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trên không gian mạng là nhằm đảm bảo an ninh và lợi ích quốc gia, nhiều quốc gia cũng ban hành các văn bản luật tương tự như Việt Nam.
Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị thời gian tới, Liên minh châu Âu tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm về bảo đảm an ninh mạng đối với các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu, kinh nghiệm quản lý dữ liệu xuyên biên giới, cơ chế bảo vệ dữ liệu trong một số lĩnh vực quan trọng; tăng cường thảo luận, chia sẻ quan điểm, tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quốc gia về an ninh mạng, vấn đề chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, chiến tranh mạng; giới thiệu, chuyển giao công nghệ, thiết bị, công cụ hỗ trợ công tác bảo đảm an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao.
“Tình hình chính trị thế giới phức tạp”, Việt Nam họp về an ninh mạng
Liên quan tới “Dự án Tăng cường hợp tác an ninh với châu Á và tại châu Á” (ESIWA) do Liên minh châu Âu khởi xướng nhằm đẩy mạnh hợp tác an ninh, quốc phòng với 6 quốc gia trong khu vực 2020 - 2024, Bộ trưởng Tô Lâm đánh giá cao kết quả của các Dự án phát triển bền vững trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ đa niên giai đoạn 2014 - 2020 do EU tài trợ.
Dự án đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế của Việt Nam, đưa quan hệ “Đối tác hợp tác toàn diện” Việt Nam-EU ngày càng đi vào thực chất.
Đối với Dự án ESIWA, Bộ Công an Việt Nam ghi nhận đề nghị của Liên minh châu Âu về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh mạng, an ninh hàng hải, phòng, chống khủng bố, quản lý khủng hoảng.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng đồng thời đề nghị thảo luận cụ thể để đề xuất các hoạt động thiết thực, đáp ứng nhu cầu hợp tác của 2 bên.
Thảo luận