Trước đó, báo Süddeutsche Zeitung dẫn nguồn tin riêng nói rằng tại một cuộc họp quốc tế theo lời mời của Mỹ ở căn cứ không quân Ramstein Đức đã hứa cung cấp cho Ukraina pháo Gepard. Điều này sau đó đã được Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christina Lambrecht xác nhận.
Đây là lần đầu tiên Đức đưa ra quyết định cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina, giới truyền thông phương Tây lưu ý đó là một sự thay đổi lớn về quan điểm của quốc gia vốn rất thận trọng trong việc cung cấp vũ khí cho Kiev.
Cụ thể, chính phủ Đức đã đưa các vào thỏa thuận liên minh một số điều khoản để hạn chế xuất khẩu vũ khí, nhưng sau đó đã sửa đổi các quy định này do không chịu được áp lực chính trị nội bộ và yêu cầu của các đồng minh.
Theo ông Zhongping, "thời kỳ hoàng kim" của pháo phòng không Gepard là những năm 1960 và 1970, những khẩu ZSU (pháo phòng không tự hành) này đã bị loại khỏi biên chế trang bị của Bundeswehr (Quân đội Đức) vào năm 2010.
"Trước khi bàn giao hệ thống đó cho quân đội Ukraina, Đức phải chi tiền để sửa chữa chúng", - chuyên gia viết.
Thậm chí ngay cả khi sửa chữa xong, vẫn có điểm hoài nghi rằng chưa chắc những hệ thống này sẽ được chuyển đến chiến trườngDonbass, nhà báo nhận xét. Theo ý kiến của ông, việc cung cấp loại thiết bị lấy ra từ nhà kho chứ không phải từ Bundeswehr là một sự thỏa hiệp mà các đảng cầm quyền ở Đức thống nhất để "làm vừa lòng" Mỹ và Anh.