Vì sao Trung Quốc dốc toàn lực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mới?

Trung Quốc sẽ dốc toàn lực để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Tại Hội nghị lần thứ 11 của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố một chương trình quy mô lớn liên quan đến việc xây dựng cả cơ sở hạ tầng truyền thống và kỹ thuật số.
Sputnik
Trước đây, Bắc Kinh thường sử dụng việc xây dựng cơ sở hạ tầng như một động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nhân tố mới đã xuất hiện, trong đó có tình hình bất ổn và các mối đe dọa từ bên ngoài.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quan chức tăng cường nỗ lực trong mọi lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chương trình quy mô lớn

Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc cần thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực chủ chốt, cải thiện quy hoạch các tuyến đường thuỷ, xây dựng các cảng ven biển và nội địa, các đường ống dẫn dầu khí, cũng như tạo ra cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, mạng viễn thông, trung tâm dữ liệu, v.v. Theo các nhà phân tích của Ngân hàng Goldman Sachs, Trung Quốc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng mới bởi vì chính quyền muốn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm của họ, mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% vào năm 2022 có thể không đạt được nếu không có các biện pháp kích thích quy mô lớn, bởi vì nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực nặng nề do đợt bùng phát đại dịch COVID-19 mới.
Chiến lược mới của Mỹ về Trung Quốc sẽ như thế nào?
Trước đây, Trung Quốc đã tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng làm động lực tăng trưởng chính trong thời kỳ khủng hoảng. Ví dụ, trong năm 2008, các nhà chức trách đã phân bổ hơn 12% GDP của đất nước cho những mục đích này. Kết quả là, Trung Quốc đã vượt qua cuộc khủng hoảng và ngay cả duy trì tăng trưởng dương. Tuy nhiên, sau đó các nhà chức trách phát hiện ra rằng, những kích thích mạnh mẽ như vậy tạo ra những tác dụng phụ tiêu cực. Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm các khoản đầu tư lớn, sự tham gia của một số lượng lớn các doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ và các ngành liên quan. Tăng trưởng đầu tư, nhiều việc làm mới, lợi ích kinh tế mới được tạo ra nhờ kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng - tất cả những điều này làm gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhưng, trong một số trường hợp, cơ sở hạ tầng mới đã được xây dựng không phù hợp với nhu cầu của địa phương.
Do đó, những năm 2010 đối với Bắc Kinh được đánh dấu bằng cuộc đấu tranh với sự mất cân đối về kinh tế, cơ sở hạ tầng dư thừa, sản xuất thừa và cho vay quá nhiều. Và hiện nay, khi Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lại chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng, câu hỏi có thể là: làm vậy có đáng hay không? Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn, rõ ràng là Trung Quốc đang sử dụng các phương pháp khác. Thứ nhất, chính quyền địa phương bây giờ phải gánh nhiều trách nhiệm hơn. Vì nguồn tài trợ không đến từ trung tâm, nên trách nhiệm của chính quyền địa phương là cao hơn, đó là những người nhận thức rõ hơn về tình hình địa phương và có thể cải thiện sự hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, có lý do để hy vọng rằng, nguồn vốn sẽ được sử dụng hiệu quả.
Nga và Trung Quốc đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng để giao dịch bằng tiền tệ quốc gia
Thứ hai, trước đây, việc xây dựng cơ sở hạ tầng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và tỉnh lỵ. Đồng thời, ở các thị trấn nhỏ và vùng nông thôn, vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở hạ tầng hiện đại. Trong điều kiện hiện nay, khi Trung Quốc đặt ra nhiệm vụ đảm bảo tăng trưởng không chỉ bằng chi phí bên ngoài mà còn bằng cả nội lực, nên cần phải đưa cơ sở hạ tầng của cả nước đạt một tiêu chuẩn thống nhất nào đó, - Giáo sư Huang Weiping tại Viện Kinh tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói với Sputnik.

Trung Quốc đang đối phó với làn sóng dịch Covid-19 mới

Các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt chắc chắn dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, điều này ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến GDP của Trung Quốc mà còn đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu - xét cho cùng, Trung Quốc chiếm 1/3 thương mại thế giới. Do đó, tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến động lực của phần còn lại của thế giới. Giờ đây, sau khi xuất hiện một nhân tố bất ổn bổ sung trên trường quốc tế, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc sẽ có tác động tích cực đến hợp tác quốc tế, - chuyên gia Huang Weiping nói.
Mức tăng GDP Trung Quốc vượt quá kỳ vọng
Theo ông, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa các biện pháp khuyến khích hiện tại và các biện pháp trước đây là sự phát triển của cơ sở hạ tầng mới, tức là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Bằng cách này Trung Quốc không chỉ giải quyết nhiệm vụ duy trì tăng trưởng GDP mà còn tạo ra nguồn dự trữ công nghệ cho sự phát triển tương lai. Đó cũng là nhu cầu tất yếu, khách quan của sự "sống còn" trước sự xâm lăng về công nghệ của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ. Theo kế hoạch đầu tư đã được lãnh đạo cao nhất của đất nước phê duyệt vào mùa hè năm 2020, Trung Quốc sẽ đầu tư 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỷ USD) vào sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng mới trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm (2021-25). Tất cả những điều này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và cho phép tăng quy mô tích lũy: theo kế hoạch của chính quyền Trung Quốc, đến năm 2025, giá trị gia tăng của các ngành then chốt nền kinh tế số đạt 10% GDP.
Thảo luận