Đồng thuận năm điểm
“ASEAN hiểu rõ tầm quan trọng của việc hỗ trợ Myanmar trở lại bình thường, giúp nước này thoát khỏi sự cô lập quốc tế bằng cách thiết lập các mối liên hệ làm việc với chính quyền quân sự. Cả hai bên đều muốn làm cho những cuộc tiếp xúc này trở nên thường xuyên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại và hòa giải ở Myanmar vốn được hỗ trợ bởi “đồng thuận năm điểm”. Mong muốn chung chỉ là bước đầu tiên để đảm bảo rằng, ASEAN sẽ đóng góp hiệu quả cho nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar. Nếu không có bước đầu tiên thì sẽ không có bước đi nào tiếp theo. Có nghĩa là tình hình ở Myanmar sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu tính thống nhất trong ASEAN mà thôi”.
“Trung Quốc đang tích cực và khéo léo sử dụng ảnh hưởng kinh tế và quan hệ quân sự với Myanmar để tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này. Điều này có thể giúp chính quyền quân sự Myanmar linh hoạt hơn trong đối thoại với các đối tác ASEAN. Mặt khác, Trung Quốc ủng hộ các sáng kiến của ASEAN về Myanmar. Điều quan trọng đối với Trung Quốc là để cuộc khủng hoảng Myanmar không trở thành một chia rẽ trong khối ASEAN, để hiệp hội này vẫn có thể tìm được tiếng nói chung với tất cả các thành viên, kể cả với Myanmar.