Việt Nam là nước chiến thắng trong chính sách Zero Covid của Trung Quốc
Có thể thấy, Việt Nam đang là bên chiến thắng trong chính sách Zero Covid cực đoạn của Trung Quốc. Quốc gia Đông Nam Á này được hưởng lợi rõ rệt từ xu hướng chuyển dịch sản xuất của các công ty quốc tế để tránh sự phụ thuộc vào chính quyền Bắc Kinh.
SputnikViệt Nam cũng được dự báo sẽ có
một năm xuất khẩu bùng nổ, đạt kỷ lục mới nhờ chính sách mở cửa kịp thời, thông thoáng và vẫn là một trung tâm sản xuất trong khu vực về điện tử, dệt may và da giày.
Trung Quốc đang vật lộn với Covid-19
Ngành xuất khẩu của Trung Quốc đã phải vật lộn với hậu quả đại dịch Covid-19 vào năm 2021.
Chuỗi logistic nhiều lần bị gián đoạn do bị các lệnh phong tỏa. Trong 3 năm qua, có một thực tế là các đối tác nước ngoài không thể tiếp cận với các nhà cung cấp ở Trung Quốc.
Hội chợ Canton, một trong những hội chợ xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, sẽ không có khách nước ngoài tham dự trong năm thứ ba liên tiếp. Các chuyến công tác ngay trong lãnh thổ quốc gia này
cũng gặp nhiều khó khăn.
Việc Thượng Hải bị phong tỏa đã dập tắt hy vọng cuối cùng rằng Trung Quốc sẽ sớm thay đổi chiến lược Zero Covid của mình. Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, đã tóm tắt rất phù hợp về triển vọng của quốc gia tỷ dân trong một cuộc phỏng vấn:
“Các doanh nhân trên khắp đất nước đang trông vào Thượng Hải và phải đối phó với kịch bản mà thành phố của họ cũng có thể gặp phải. Vì vậy, cho đến khi có thông báo mới, họ đã tạm dừng gần như tất cả các kế hoạch đầu tư của mình”, - Joerg Wuttke cho biết.
Việt Nam hưởng lợi khi chuỗi cung ứng dịch chuyển khỏi Trung Quốc
Tình hình hoàn toàn khác ở Việt Nam: năm ngoái, đất nước này đã phải chịu nhiều thiệt hại trong cuộc chiến chống Covid-19.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam đã hoàn toàn mở cửa, kể cả cho du khách nước ngoài. Dù biến thể omicron vẫn đang lây lan ở Việt Nam, nhưng Chính phủ đã chọn
cách sống chung với dịch bệnh.
Tháng 3 năm 2022, Việt Nam ghi nhận kỷ lục cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu với tổng trị giá 67,37 tỷ đô la.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 34,71 tỷ USD, vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 7 năm ngoái. Tháng 7 theo truyền thống là tháng bận rộn nhất trong năm vì vào tháng 7, các sản phẩm Giáng sinh được vận chuyển đến châu Âu và châu Mỹ. Một năm kỷ lục mới hứa hẹn sẽ đến với Việt Nam.
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,5% vào năm 2022.
Các sản phẩm điện tử - đặc biệt là điện thoại di động - tạo cơ sở cho sự bùng nổ xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ ràng đối với Trung Quốc: trong khi Trung Quốc bao phủ toàn bộ chuỗi giá trị thì Việt Nam lại bằng lòng với việc lắp ráp điện thoại.
“Việt Nam cũng sẽ mở rộng chuỗi cung ứng của mình và theo cách Trung Quốc đã làm, tức là đảm nhận nhiều công đoạn trong chuỗi cung ứng hơn là chỉ lắp ráp”, - nhà phân tích Hado Brockmeyer từ tờ Finanzmarktwelt (Thế giới thị trường tài chính) của Đức chỉ rõ.
Ngành dệt may, vốn thâm dụng lao động, cũng đang có xu hướng khởi sắc. Năm nay, hoạt động sản xuất của các công ty may mặc Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may trong nước đạt gần 8,2 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2022, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu tiên của năm nay, ngành công nghiệp này dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 12,7 tỷ đô la Mỹ.
Việt Nam vẫn là trung tâm sản xuất về điện tử, dệt may, da giày
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan TP.HCM cho biết, nhiều công ty dệt may đã nhận đủ đơn hàng để sản xuất từ giữa năm nay, thậm chí là từ tháng 9.
Ngày càng nhiều công ty phải từ chối đơn hàng vì không tìm đủ nhân công để xử lý đơn hàng.
Các công ty trong ngành gỗ của Việt Nam cũng có phần bận rộn trong quý III, khi nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu sản phẩm từ gỗ lớn nhất thế giới và là bạn hàng cung ứng gỗ hàng đầu vào Mỹ.
Theo Tim Lee Lahaphan, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Standard Chartered, ngày càng nhiều công ty quốc tế có kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng của họ
sang Việt Nam.
“Việt Nam vẫn là một trung tâm sản xuất trong khu vực về điện tử, dệt may và da giày”, - chuyên gia nhấn mạnh.
Chính sách mở cửa của Việt Nam
Không chỉ
ngành sản xuất và thương mại nước ngoài đang bùng nổ, du lịch nội địa Việt Nam cũng đang dần lên ngôi.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua, nhiều chuyến bay, vé tàu đến các điểm du lịch gần như kín chỗ. Lượng khách đi máy bay trong kỳ nghỉ lễ dài cuối tuần ước tính tăng 25 - 30% so với ngày thường và khoảng 90 - 95% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 15/3 trước đó, Việt Nam quyết định mở cửa cho khách du lịch nước ngoài và nối lại hoàn toàn các hoạt động du lịch quốc tế kể từ thời điểm đó đó.
Du lịch được xem là ngành rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Năm 2019 trước đại dịch, du lịch chiếm 9,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước, khi Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong cả năm.
Từ đầu năm 2022, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu thúc đẩy du lịch sớm phục hồi và bù đắp cho những thiệt hại của 2 năm qua.
Kể từ giữa tháng 3, Chính phủ đã dỡ bỏ các quy định về kiểm dịch đối với khách du lịch quốc tế tại Việt Nam.
Zhou Shixin, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nhấn mạnh rằng việc mở cửa du lịch với nước ngoài sẽ hỗ trợ sự trở lại của các nhà quản lý quốc tế, đồng thời mang lại lợi ích cho ngành sản xuất của Việt Nam.
Thực tế trái ngược tại Trung Quốc
Ở Trung Quốc, mọi chuyện diễn ra hoàn toàn ngược lại. Jörg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Thượng Hải, cho biết trong một cuộc phỏng vấn:
“Một số công ty đã đang tổ chức lại chuỗi cung ứng của họ. Đây là lần đầu tiên tôi thấy các công ty tìm đến các nước châu Á khác để tìm nguồn cung ứng. Điều đó có nghĩa là giá cả sẽ trở nên đắt đỏ hơn, bởi vì trong nhiều lĩnh vực, bạn không thể chỉ đơn giản là dịch chuyển cụm sản xuất ở Trung Quốc”, - ông Wuttke nói.
Theo ông, nguyên nhân của điều này là do Bắc Kinh duy trì chính sách đi lại cực kỳ cứng nhắc. Trong vai trò một giám đốc điều hành hoặc một khách hàng, người ta thậm chí không thể bay đến Thượng Hải hoặc Quảng Châu một cách nhanh chóng, nhưng lại có thể dễ dàng bay đến Jakarta, Kuala Lumpur hoặc Manila.
“Tình hình hiện tại ở Trung Quốc gắn liền với sự mất mát niềm tin to lớn, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Trong khi các công ty nước ngoài dù không chuyển ra khỏi Trung Quốc thì cũng đang xem xét chuyển một số khoản đầu tư sang các nước khác”, - ông Wuttke nói.
17 Tháng Chín 2021, 02:13