Vì sao Việt – Mỹ chưa nên nâng cấp quan hệ ở lần gặp này giữa Biden và Thủ tướng Chính?
Phát triển được quan hệ với Việt Nam đã là một chiến thắng thầm lặng của Hoa Kỳ. Việc vội vàng cố nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên tầm đối tác chiến lược ngay trong cuộc gặp lần này ở Nhà Trắng giữa Tổng thống Joe Biden với Thủ tướng Phạm Minh Chính có thể phản tác dụng và chỉ khiêu khích chọc giận Trung Quốc.
SputnikDo đó, theo chuyên gia, chính quyền Joe Biden không cần phải nôn nóng hay trao quyền cho những kẻ theo đuổi chủ nghĩa bảo thủ cứng nhắc bằng bản thỏa thuận nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ vốn chỉ để khiêu khích Bắc Kinh và kiềm chế
sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Phản tác dụng
Mỹ vội vàng với Việt Nam sẽ chỉ phản tác dụng và càng khiêu khích chính quyền Trung Quốc.
Đây là quan điểm được ông Brian Eyler, nghiên cứu viên cấp cao kiêm Giám đốc của chương trình Đông Nam Á tại tổ chức nghiên cứu Trung tâm Stimson đề cập trong bài phân tích về những bước tiến thần kỳ trong quan hệ Hà Nội – Washington ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Hoa Kỳ trong tuần này để tham dự
Hội nghị Cấp cao đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN. Kể từ giữa những năm 1990, khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và một nhóm đồng minh lưỡng Đảng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, hai nước đã đạt được những kỳ tích đáng chú ý.
Hà Nội hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Washington trong khu vực và Mỹ cũng rót tiền đầu tư hàng tỷ đô la cho việc khắc phục hậu quả chiến tranh, giúp đỡ các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam và các vấn đề di chứng sau cuộc chiến còn sót lại.
“Quan hệ Việt – Mỹ trong suốt hơn 25 năm qua đã cho thế giới thấy làm thế nào, bằng sự kiên trì và tin tưởng lẫn nhau, những người từng ở hai bên chiến tuyến- các cựu thù, họ từng là “đối thủ của nhau” có thể trở thành bạn, thành đối tác”, - Brian Eyler nhấn mạnh.
Giới quan chức Mỹ, gồm cả Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hiện nay Marc Knapper, đều đang kêu gọi Hà Nội và Washington nâng cấp quan hệ chính thức lên thành
“quan hệ đối tác chiến lược” từ nền tảng hiện có là “quan hệ đối tác toàn diện” để ghi nhận thành công đáng kể của quá trình bình thường hóa – tan băng hậu chiến tranh vừa qua.
Theo nhà nghiên cứu Brian Eyler, việc nâng cấp lên “mối quan hệ chiến lược” sẽ buộc chính quyền Biden – Harris phải tăng cường nguồn lực dành riêng cho nỗ lực này và có khả năng kéo theo nhiều hoạt động liên quan đến quốc phòng hơn.
“Trong đó bao gồm cả việc bán, chuyển giao vũ khí, trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ cho Việt Nam khi lệnh cấm trước đó đã được dỡ bỏ”, - chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên, theo Giám đốc của chương trình Đông Nam Á tại tổ chức nghiên cứu Trung tâm Stimson,
việc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ nếu có thì nên diễn ra vào thời điểm thích hợp chứ chưa phải trong khuôn khổ chuyến thăm Washington lần này của người đứng đầu Chính phủ Phạm Minh Chính.
Đồng thời, thực tế, mối liên kết hợp tác hiện tại về an ninh hàng hải và năng lực nhận thức trên các lĩnh vực tự do hàng hải, an ninh biển cho thấy Hoa Kỳ và Việt Nam có một mối quan hệ chiến lược hiện hữu.
“Do đó, việc thúc đẩy nâng cấp trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính có thể chỉ làm…phản tác dụng”, - chuyên gia thẳng thắn.
Việt – Mỹ chưa nên nâng cấp quan hệ ngay bây giờ?
Một số người Mỹ theo chủ nghĩa bảo thủ và cứng rắn ở Hà Nội tỏ ra hoang mang về khả năng Hoa Kỳ ‘tranh thủ’ sự ảnh hưởng của Việt Nam để tranh giành và
dần khuất phục những quốc gia còn lại ở Đông Nam Á.
Một số khác thì thẳng thắn cho rằng, mặc dù đã đạt được gần 30 năm thành tựu bình thường hóa quan hệ, nhưng lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ ở Việt Nam là thúc đẩy diễn biến hòa bình dẫn đến việc làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và cũng có nhiều đồng tình với việc nâng cấp quan hệ, cho điều này là phù hợp với lợi ích chiến lược thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ trở nên sâu sắc hơn về mọi mặt trong bối cảnh cần kiềm chế Trung Quốc. Khi đó, Washington cần có một vở kịch kiềm chế vai trò bá chủ trong khu vực của Bắc Kinh hoàn hảo.
“Tuy nhiên, cần nhớ rằng, khi những phe phái này có lý do để liên kết lại, mọi hình thức tiến triển đúng đắn trong quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam có thể bị chậm lại”, - chuyên gia lưu ý và ngụ ý về sự thuần khiết trong nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau của hai nước Việt Nam và Mỹ.
Brian Eyler khuyến nghị rằng, thông qua việc tập trung vào nội dung bàn thảo, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Phạm Minh Chính có thể đi sâu hơn vào các lĩnh vực thỏa thuận và lợi ích chung trong quan hệ Việt – Mỹ.
Hai bên cũng có thể xem xét ảnh hưởng từ những sự kiện khu vực và thế giới như xung đột Nga - Ukraina - trong khi cũng cần đảm bảo rằng các mối quan hệ hiện đã đủ tin cậy, an toàn để những bất đồng (nếu có) không đe dọa làm mất động lực phát triển sợi dây liên kết giữa Hà Nội – Washington
Thực tế, còn nhiều công việc quan trọng hơn phải được thực hiện trong quan hệ Việt – Mỹ.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và chỉ mất một hoặc hai thập kỷ nữa, Việt Nam có thể đóng
một vai trò tương tự như Hàn Quốc trong mối quan hệ kinh tế với thế giới và đặc biệt là tương quan đối với Hoa Kỳ.
“Đó là một tương lai đầy triển vọng khi mà các doanh nghiệp của Việt Nam được kết nối chặt chẽ vào chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, các thương hiệu của người Việt được công nhận trên toàn cầu và những bộ phim Việt Nam đoạt giải Oscar”, - chuyên gia nhấn mạnh.
Tuyên bố một hiệp định thương mại tự do không phải là một động thái thực tế về mặt chính trị với thực tế hiện tại ở Hoa Kỳ, nhưng khi các phái đoàn gặp nhau ở Washington, hai nước có thể hướng tới những chiến thắng khác thông qua Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư hiện nay trong khi nắm lấy các cơ hội, khía cạnh của
Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), tập trung vào chuỗi cung ứng an toàn và hợp tác kỹ thuật số.
Những nỗ lực này giữa hai bên sẽ đặt nền tảng cho quá trình nhiều bước mà cuối cùng có thể dẫn đến một hiệp định thương mại tự do song phương.
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nhà Trắng vào năm 2015, nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhấn mạnh rằng sự hợp tác giải quyết hậu quả sau chiến tranh là một trong những nền tảng đáng lưu ý của mối quan hệ Việt – Mỹ vạch ra những thành công trong quá khứ và nêu rõ những vấn đề mới cần lưu ý trong tương lai.
Mỹ tiếp tục đáp ứng hỗ trợ giải quyết các di chứng sau chiến tranh khi Quốc hội phân bổ kinh phí hàng năm cho những nỗ lực khắc phục hậu quả chất độc da cam, cung cấp tài chính, giải pháp hỗ trợ người già, thế hệ trẻ phải gánh chịu hậu quả di chứng nặng nề của dioxin.
Đặc biệt, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Patrick Leahy đã nỗ lực làm những công việc anh dũng về những vấn đề này trong nhiều năm.
Khi ông Patrick Leahy gặp
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Điện Capitol, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo Thượng viện trong tương lai sẽ nỗ lực, từ cả hai phía để kề vai sát cánh thể hiện cam kết bền vững của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh tại Việt Nam.
Về cơ bản, chuyên gia cho rằng, nên chuyển hướng sang việc cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân chất độc da cam và hợp tác tìm kiếm hài cốt của hàng trăm nghìn người Việt Nam (bên cạnh binh lính Mỹ) nằm xuống trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể hỗ trợ Mỹ tăng cường nỗ lực giải quyết những vấn đề tương tự ở
các nước láng giềng như Lào và Campuchia.
“Xây dựng lòng tin là điều rất cần thiết ở các quốc gia gần gũi thân thiết với Việt Nam trước đây (như Lào và Campuchia – PV), nhưng lại có quan hệ tương đối khó khăn hay thành kiến với Hoa Kỳ”, - Brian Eyler nhấn mạnh.
Hợp tác về giảm phát thải và chống biến đổi khí hậu là một chân trời mới và có nhiều triển vọng cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Tại COP26 năm ngoái, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra những cam kết đầy tham vọng nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 bằng cách giảm bớt việc xây dựng các nhà máy điện than mới và chuyển đổi sang ưu tiên năng lượng sạch.
Những mục tiêu này không thể đạt được nếu không có những cải cách trong nước, mở rộng cơ hội cho đầu tư nước ngoài vào các dự án năng lượng sạch điển hình như phát triển năng lượng mặt trời, gió và
khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Ngoài ra, các mối đe dọa đối với an ninh khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng cần được các nước láng giềng Campuchia và Lào hợp tác giải quyết như với việc khắc phục hậu quả chiến tranh.
“Sự hợp tác sâu sắc về đảm bảo an ninh khí hậu giữa Mỹ và Việt Nam có thể lan rộng nhằm tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng, đồng thời củng cố vị thế của Việt Nam với tư cách là nước dẫn đầu khu vực”, - Eyler bày tỏ.
“Đủ nắng hoa sẽ nở”
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius (2014-2017) trong cuốn tự truyện được xuất bản gần đây với tựa đề “Không gì là không thể” cho rằng, những thành tựu đạt được đến nay đã từng được coi là những “bức tường ranh giới” không thể vượt qua ở giới lãnh đạo cả hai nước – cũng chính là những người đã đưa mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam lên mức độ tin cậy và thực chất, hiệu quả như ngày nay.
“Đây là một bài học để khảo sát sự kiên nhẫn trong xây dựng lòng tin và chiến lược”, - chuyên gia nêu rõ.
Tập trung vào phát triển trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm và liên kết chung, chẳng hạn như thương mại và đầu tư, khắc phục hậu quả sau chiến tranh và khí hậu, chắc chắn sẽ làm sâu sắc và mở rộng hơn mối quan hệ Việt - Mỹ, đưa mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington tiến gần hơn đến việc nâng cấp chính thức.
“Điều này cũng sẽ mang lại những lợi ích về mặt kinh tế và địa chính trị mạnh mẽ cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiện tại, cần tránh những căng thẳng không đáng có và thực hiện quá trình nâng quan hệ lên tầm chiến lược giữa Hà Nội và Washington vào thời điểm thích hợp”, - nhà nghiên cứu Brian Eyler khẳng định.
Như cách người Việt nói – đủ duyên, đủ nắng, hoa sẽ nở. Quan hệ Việt – Mỹ sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói về quan hệ Việt – Mỹ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời truyền thông về quan hệ hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ với nhiều điểm đáng lưu ý.
Theo đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, quan hệ Việt – Mỹ có nền tảng vững chắc. Kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ cách đây 27 năm, quan hệ hai nước đã có bước tiến dài với nhiều thành tựu rất quan trọng, đáp ứng lợi ích của hai nước, đồng thời đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Trên tinh thần "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai" như
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định, hai nước đã rất nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ phát triển năng động và ngày càng càng sâu rộng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Hợp tác trong các lĩnh vực ngày càng thực chất và hiệu quả. Trả lời AP, Bộ trưởng phân tích, về chính trị - ngoại giao, việc duy trì thường xuyên tiếp xúc và trao đổi đoàn các cấp, trong đó có cấp cao, đã tăng cường hiểu biết lẫn nhau, phát huy nhiều điểm đồng và củng cố tin cậy chính trị giữa lãnh đạo, chính giới và nhân dân hai nước.
“Các cơ chế đối thoại song phương trên tất cả các lĩnh vực được tăng cường. Chính quyền, Quốc hội và hai chính đảng Mỹ đều ủng hộ thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng và đóng góp tích cực vào các vấn đề khu vực và quốc tế”, - Bộ trưởng nói.
Về kinh tế, thương mại, đầu tư, đây là động lực rất quan trọng và có nhiều tiềm năng trong quan hệ Việt Nam-Mỹ. Nền kinh tế hai nước có tính bổ trợ lẫn nhau và là những đối tác thương mại hàng đầu của nhau, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt 111 tỷ USD, tăng 250 lần so với thời điểm hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995. Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ chín của Mỹ và là điểm đến quan trọng của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm đầu tư tại Mỹ, gần đây nhất là
dự án đầu tư của tập đoàn Vinfast trị giá 4 tỷ USD, dự kiến sẽ tạo hơn 7.000 việc làm mới tại Mỹ. Hợp tác trong các lĩnh vực khác cũng đạt nhiều kết quả quan trọng và thực chất. Việt Nam hiện đang đứng đầu Đông Nam Á về số lượng học sinh, sinh viên đang học tập tại Mỹ với khoảng 30 nghìn người.
Hợp tác nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh luôn được hai nước ưu tiên; trong đó, đã tiến hành 157 đợt trao trả hài cốt quân nhân Mỹ và triển khai cùng tìm kiếm liệt sĩ Việt Nam, hoàn thành dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng và đang triển khai tẩy độc sân bay Biên Hòa. Bên cạnh đó, hợp tác khoa học - công nghệ, y tế, nông nghiệp, môi trường, du lịch, giao lưu nhân dân còn nhiều tiềm năng và ngày càng được đẩy mạnh.
Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng- an ninh cũng phát triển tích cực, phù hợp với lợi ích của hai nước. Những kết quả nói trên đã minh chứng cho khát vọng hòa bình và mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác của nhân dân Việt Nam và Mỹ, là thành quả kết tinh nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong suốt 27 năm qua. Đây là những nền tảng vững chắc cho quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam- Mỹ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn,
Việt Nam tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đồng thời đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao nêu rõ, động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ là những lợi ích chung mà hai nước cùng chia sẻ trong hợp tác song phương, thúc đẩy hợp tác khu vực và nỗ lực đóng góp cho các vấn đề chung của thế giới.
“Chúng tôi mong muốn cùng Mỹ đưa hợp tác hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững không chỉ trên bình diện song phương, mà cả trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Mỹ, quan hệ đối tác Mekong – Mỹ và các khuôn khổ hợp tác khu vực khác, cùng đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các vấn đề chung của khu vực và thế giới như phòng chống dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội sau đại dịch, thích ứng biến đổi khí hậu”, - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao cũng tái khẳng định, Việt Nam và Mỹ là đối tác quan trọng của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng, trong đó có lợi ích chung của khu vực về phát huy
vai trò trung tâm của ASEAN và củng cố môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á- Thái Bình Dương.