Hoa Kỳ đang thay đổi cách tiếp cận với vấn đề Đài Loan?

Trung Quốc cáo buộc Mỹ thao túng chính trị và nỗ lực thay đổi hiện trạng xung quanh Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) chỉ trích những thay đổi được thực hiện trước đó trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Họ đã chỉnh sửa và xóa một số thông tin về Đài Loan trên trang web của Bộ này.
Sputnik
Nhà ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định chỉ có một Trung Quốc, Đài Loan thuộc Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện hai bên. Ông Triệu lưu ý rằng, đây là “một hành động thao túng chính trị và một nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở eo biển Đài Loan, điều này sẽ phản tác dụng” và nước Mỹ sẽ tự làm hại đến chính mình.
Các nhà chức trách CHND Trung Hoa đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, ba thông cáo chung được Bắc Kinh và Washington ký vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 vẫn là cơ sở chính trị để duy trì quan hệ với Hoa Kỳ.

Lập trường của Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan được xác định trong ba thông cáo này cùng với những văn kiện khác

Ví dụ, theo “ba thông cáo chung”, Hoa Kỳ công nhận lập trường của Trung Quốc là có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc.
Mỹ cáo buộc trực thăng Trung Quốc vi phạm không phận Đài Loan
Trong một thời gian dài, Washington đã duy trì chính sách "mơ hồ chiến lược" trong vấn đề Đài Loan. Một mặt, Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập. Ví dụ, điều này đã được thể hiện trong việc giảm thiểu các cuộc tiếp xúc chính trị giữa các quan chức Hoa Kỳ và Đài Loan. Mặt khác, Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho hòn đảo này. Tuy nhiên, Washington chưa bao giờ nói rõ họ sẽ hành động như thế nào trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa Đài Loan và bên thứ ba. Điều duy nhất mà các quan chức Đài Bắc nhận được từ Hoa Kỳ là “sáu bảo đảm” được trao cho Đài Loan năm 1982 dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, mà nội dung của văn kiện này được Washington giải mật vào năm 2020. Ví dụ, Hoa Kỳ đã không đồng ý tổ chức các cuộc tham vấn sơ bộ với Bắc Kinh về việc bán vũ khí cho Đài Loan, và không giữ bất kỳ lập trường nào liên quan đến chủ quyền đối với Đài Loan. Mỹ đã hứa rằng, họ sẽ không bao giờ gây áp lực để Đài Loan đàm phán với Bắc Kinh. Ngoài ra, Mỹ cũng tuyên bố không có ý định đưa ra khung thời gian cụ thể cho việc chấm dứt việc bán vũ khí cho Đài Loan.
Thời gian gần đây, Mỹ khá tích cực thăm dò "lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Năm 2020, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach đã đến thăm Đài Bắc, trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan kể từ năm 1979. Năm nay, một nhóm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã đến thăm hòn đảo này. Các trường hợp tàu chiến Mỹ qua lại eo biển Đài Loan cũng trở nên thường xuyên hơn. Năm 2019 có 9 lần, năm 2020 - 15 lần. Năm nay, các tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan ít nhất mỗi tháng hai lần, có tính đến cuộc “di chuyển thường lệ” của tàu tuần dương USS Port Royal.
Máy bay chiến đấu Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan

Những thay đổi rõ ràng trong chính sách của Hoa Kỳ

Rõ ràng, trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan có một số thay đổi nhất định - không phải ngẫu nhiên mà Washington đã xóa một số câu khỏi các thông cáo chung giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong những dòng bị xóa có một câu rằng: “Mỹ công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc”.
Và câu Mỹ “không ủng hộ Đài Loan độc lập” cũng đã bị xóa khỏi trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ. Đồng thời, phiên bản bảng thông tin mới cho biết Mỹ “tiếp tục khuyến khích giải quyết hòa bình các khác biệt xuyên eo biển phù hợp với mong muốn và lợi ích tốt nhất của người dân Đài Loan”. Theo ông Bi Dianlong, chuyên gia Trung Quốc về quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, Hoa Kỳ đã bắt đầu xem xét lại cách tiếp cận với Đài Loan dưới thời Trump. Nhưng bây giờ, sau khi Nga mở chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, Washington cũng bắt đầu thử áp đặt lên Trung Quốc các biện pháp trừng phạt tương tự với Nga. Điều này đã tạo ra một cảm giác ảo tưởng về việc Mỹ "miễn dịch" với trừng phạt.
Chính quyền Úc: Căn cứ của Trung Quốc ở quần đảo Solomon sẽ là "lằn ranh đỏ"
Trên thực tế, Hoa Kỳ đã nhiều lần nhấn mạnh sự tương đồng giữa tình hình Ukraina và tình hình ở eo biển Đài Loan, mặc dù Bắc Kinh luôn nhấn mạnh rằng, bất kỳ sự so sánh nào đều cho thấy sự "thiếu những hiểu biết cơ bản nhất về lịch sử của vấn đề Đài Loan". Một số chuyên gia Mỹ thậm chí còn chỉ ra rằng việc hợp nhất châu Âu chống lại Nga phục vụ lợi ích của Mỹ, vì nhờ đó Washington có thể tập trung sự chú ý và nguồn lực vào việc đối đầu với Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Về mặt này vấn đề Đài Loan tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ giống như vấn đề NATO mở rộng sang phía Đông ở châu Âu, chuyên gia Bi Dianlong cho biết.
Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ chắc chắn sẽ tìm cách giải quyết vấn đề Đài Loan bằng các biện pháp hòa bình. Nhưng, trong trường hợp có sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, không thể loại trừ việc sử dụng kịch bản vũ lực để đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Có chú ý đến điều này, hành động của Hoa Kỳ là phi logic vì Washington vẫn tuyên bố họ ủng hộ một giải pháp hòa bình cho vấn đề này. Mặt khác, đây là kiểu hành động của Mỹ: nói về hòa bình và bán vũ khí, như đang diễn ra với Ukraina. Xét theo mọi việc, Hoa Kỳ đang kiểm tra giới hạn về sự kiên nhẫn của Trung Quốc và đang cố gắng mở rộng các giới hạn. Nhưng nếu bạn giật râu hổ, bạn cần phải chuẩn bị cho những diễn biến nhanh như chớp.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận