"Mối đe dọa an ninh toàn cầu". Vì sao NATO mở rộng khiến Trung Quốc lo lắng

Việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với Nga, bước đi này sẽ chấm dứt tình trạng phi hạt nhân ở vùng Biển Baltic. Cựu Giám đốc Trung tâm Hợp tác An ninh thuộc Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tá Chu Ba (Zhou Bo) đưa ra kết luận này trong một bài báo cho tạp chí Economist.
Sputnik
Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi cộng đồng quốc tế cảnh giác trước sự mở rộng của NATO. Tại sao động thái này của NATO khiến Bắc Kinh lo lắng? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

"Ngưỡng an toàn" đang ở mức nguy hiểm

Hai nước Scandinavia láng giềng Nga - Phần Lan và Thụy Điển - đang từ bỏ vị thế trung lập và gia nhập NATO. Điều này khiến không chỉ Matxcơva, mà cả ... Bắc Kinh lo lắng.

“Nếu Phần Lan gia nhập NATO, rất có thể, quân đội của liên minh này sẽ cách St.Petersburg trong gang tấc, - đại tá Zhou Bo viết. –Thật là mỉa mai khi NATO càng mở rộng thì châu Âu càng trở nên kém an toàn hơn. Nếu nỗi sợ hãi chính của NATO là Nga sẽ phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật thì tại sao khối này lại cứ đi trêu chọc Vladimir Putin? An ninh ở châu Âu, điều giờ đây đã lùi vào quá khứ, chỉ có thể được đảm bảo thông qua hợp tác với Nga”.

Đồng thời, ông Zhou Bo nhấn mạnh rằng, cuộc xung đột vũ trang ở Ukraina đã mang lại “luồng gió mới” cho NATO. Berlin sẽ chi cho quốc phòng 2% GDP mỗi năm. Các thành viên khác của liên minh cũng hứa sẽ tăng chi tiêu quân sự. Theo chuyên gia Trung Quốc, điều này có ảnh hưởng xấu đến an ninh thế giới.
Bộ trưởng quốc phòng Vilnius nói rằng Phần Lan gia nhập NATO sẽ làm suy yếu vị thế của Nga

Mối đe dọa về quân sự và kinh tế

Thoạt nhìn, NATO ở đâu và Trung Quốc ở đâu? Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế rất chặt chẽ với phương Tây và không có những tranh chấp với các nước NATO. Vì sao Bắc Kinh chống lại sự mở rộng của NATO? Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov đưa ra lời giải thích cho điều này.

“Tôi xin nhắc lại rằng, vào năm 2020, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhấn mạnh rằng, NATO không còn chỉ là một liên minh quân sự châu Âu. Không phải ngẫu nhiên mà đại diện của ... Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia thường xuyên tới dự hội nghị thượng đỉnh tại Brussels. NATO không giấu giếm rằng, họ muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra khắp các châu lục. Đương nhiên, điều này khiến Bắc Kinh lo lắng”.

Chuyên gia Leonkov nói thêm rằng, Trung Quốc cũng coi sự mở rộng của NATO là một mối đe dọa về kinh tế. Mỹ đang viện cớ hỗ trợ quân sự cho Ukraina để ép buộc các đồng minh châu Âu từ bỏ vũ khí của Liên Xô, hứa sẽ cung cấp vũ khí của Mỹ. Bằng cách này Washington bơm thêm đơn đặt hàng cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của mình, củng cố sức mạnh kinh tế và gia tăng lợi thế cạnh tranh so với Bắc Kinh trên trường quốc tế. Sao Trung Quốc có thể thích điều này?
Bộ trưởng Ngoại giao Latvia: Biển Baltic đang trở thành biển của NATO

Trung Quộc và NATO xem nhau như là đối thủ tiềm tàng

Tại cuộc gặp ở Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 2, Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định quan hệ đối tác chiến lược của hai cường quốc và sự phối hợp nỗ lực trên trường quốc tế, đồng thời gọi Hoa Kỳ là bá chủ và là thiểu số của thế giới.
Trung Quốc và Nga sẵn sàng hành động cùng nhau "chống lại các thế lực bên ngoài nhằm phá hoại an ninh và ổn định ở các khu vực lân cận chung". Bắc Kinh thẳng thừng tuyên bố với phương Tây: sẽ không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự gần biên giới của mình.
NATO ở Ba Lan
Nhưng, ngày nay, NATO cũng coi Trung Quốc là một đối thủ tiềm tàng. Hai năm trước, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã chỉ ra rằng, sự hợp tác chặt chẽ giữa Matxcơva và Bắc Kinh là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Brussels. NATO không hài lòng với việc Trung Quốc có thể sớm "trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới" cũng như với "ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới" của Trung Quốc và "đầu tư đáng kể vào tiềm lực quân sự hiện đại". Liên minh lo ngại về hoạt động của Trung Quốc trong không gian mạng, ở Bắc Cực và châu Phi, cũng như tốc độ phát triển vượt bậc của mạng thông tin 5G. Việc Trung Quốc đang hợp tác tích cực với Nga, nước đang "nhanh chóng xây dựng sức mạnh quân sự của mình" cũng khiến NATO lo ngại. Đây là một mối đe dọa trực tiếp, vì vậy liên minh phải phản ứng trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trên thế giới và tình hữu nghị của họ với Matxcơva.
Thảo luận