Sàn HoSE ‘bốc hơi’ gần 25 tỷ USD, Chủ tịch Sunshine Group bám đuổi tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Với mức giảm 146,5 điểm xuống 1.182,77 điểm, tương đương hơn 11% của VN-Index, chứng khoán Việt Nam có tuần giao dịch thuộc nhóm tiêu cực nhất thế giới, đồng thời cũng là tuần giảm điểm mạnh nhất lịch sử.
Sputnik
Gần 25 tỷ USD “bốc hơi” khỏi sàn HoSE, Chủ tịch Hoà Phát rớt hạng top người giàu, Chủ tịch Sunshine Group Đỗ Anh Tuấn bám đuổi ở vị trí thứ hai ngay sau Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.

VN-Index giảm sâu nhất nhì thế giới, gần 25 tỷ USD vốn hoá “bốc hơi”

Kết thúc phiên giao dịch thứ Sáu ngày 13, cả 3 sàn chứng khoán Việt Nam đều ngập tràn trong sắc đỏ. VN – Index chính thức thủng mức tâm lý quan trọng quanh mốc 1.200 điểm khi để mất 56,07 điểm (4,53%), điều chưa từng diễn ra từ cuối tháng 3/2021 đến nay.
Có 3/5 phiên giao dịch tuần qua, chứng khoán Việt giữ vị trí giảm mạnh nhất thế giới.
Số mã chứng khoán giảm kịch sàn còn lớn hơn lượng mã giảm. VN-Index đã trải qua liên tiếp 6 tuần lao dốc. Với mức giảm 146,5 điểm tương đương hơn 11% chỉ trong riêng tuần qua, VN-Index kết tuần ở mức 1.182,77 điểm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Tích cực tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư
Ở phiên ngày 13/5, sàn HoSE có tới 436 mã giảm giá, trong đó có 197 giảm sàn. Chỉ có 1 mã duy nhất tăng tăng trần phiên hôm nay là RIC của Công ty cổ phần Quốc tế Hoàng Gia tăng 6,9%. Trong khi đó, các mã giảm kịch sàn 7% là: PC1, DGC, GEX, HAH, ASM, PAN …
Trong khi đó, trên sàn HNX, HNX-Index giảm 13,13 điểm (4,16%) về 302,39 điểm, có 201 mã giảm giá, trong đó có 64 mã giảm sàn. Ngoài ra, có loạt mã trên sàn này giảm kịch sàn 10%: PSI, LCS, TTZ, VIG, TVC…
Đáng chú ý, mức giảm này cũng đưa chỉ số đại diện cho chứng khoán Việt Nam đứng vị trí thứ hai trong nhóm các thị trường giảm mạnh thế giới tuần qua, chỉ đứng sau Peru.
Tâm lý sợ hãi được ghi nhận bao trùm thị trường. Tất cả các ngành đều giảm mạnh phiên hôm nay, trong đó giảm mạnh nhất là Nguyên vật liệu giảm 6,03%, Tiêu dùng giảm 6,01%, Tài chính giảm 5,55%, Năng lượng giảm 5,31%...
Còn tính trong một tháng trở lại đây, sàn chứng khoán Việt Nam cũng bị đánh giá giao dịch “tệ” nhất thế giới với mức giảm 9,9% của VN-Index, diễn biến thậm chí còn tiêu cực hơn cả sàn Nasdaq (-13,5%) hay S&P 500 (-9,51%). Đối chiếu với mức kỷ lục xác lập hôm 4/4, VN-Index đã giảm 22,6%.
Tuần qua, có những phiên giao dịch dòng tiền tưởng ở mức thấp kỷ lục, khi giá trị giao dịch chỉ đạt quanh 15.000 tỷ đồng, tương đương dưới 1/3 mức thanh khoản kỷ lục thị trường Việt Nam từng ghi nhận. Đáng chú ý, cú rơi sâu phiên giao dịch thứ 6 ngày 13/5 đã kéo dòng tiền lớn vào bắt đáy, đưa tổng giá trị giao dịch trên ba sàn trở lại mốc tỷ USD.
5% dân số Việt Nam chơi chứng khoán, nhiều đại gia lãi kỷ lục bất chấp cú nổ lớn
Trên sàn TP.HCM, tổng khối lượng giao dịch bình quân tuần qua đạt 626,47 triệu đơn vị/phiên, tăng 15,77% so với tuần trước. Giá trị giao dịch bình quân đạt 16.843,77 triệu đơn vị/phiên, tăng 7,93% so với tuần trước. Đáng chú ý là thanh khoản trên sàn phiên 13/5 tăng mạnh với 20.365,801 tỷ đồng.
Còn trên sàn HNX, khối lượng giao dịch bình quân đạt 81,10 triệu đơn vị/phiên, tăng 15,83% so với tuần trước.
Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.657,40 triệu đơn vị/phiên, tăng 2,44% so với tuần trước. Giá cổ phiếu giảm sâu trên diện rộng khiến tăng trưởng giá trị giao dịch thấp hơn nhiều mức tăng lượng cổ phiếu giao dịch bình quân phiên.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng với 3/5 phiên mua ròng và tổng giá trị mua ròng khá lớn (1.732 tỷ đồng).
Trên ba sàn, khối ngoại đã giải ngân tổng cộng 9.905 tỷ đồng và bán ra cổ phiếu thu về 8,173 tỷ đồng. Giao dịch cũng sôi động hơn trong phiên rơi sâu ngày 13/5.
Chính phủ khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
Bên cạnh đó, số lượng cổ phiếu “lội ngược dòng” tăng tuần qua không nhiều. Ngoài một số cổ phiếu trên sàn UPCoM tăng vài chục phần trăm nhưng thanh khoản nhỏ giọt, nhóm dẫn đầu trong nhóm tăng giá tuần này chỉ tăng khoảng 15%.
Điển hình như cổ phiếu Cảng Đồng Nai (PDN) tăng 14,36% nhờ hai phiên tăng kịch biên độ. Ở chiều ngược lại, hàng loạt cổ phiếu rơi trên 20% trong tuần này như BVS (-27,13%); MBS (26,8%); C4G (-26,4%); PET (-24,5%); HAX (-24,39%); THD (-23,8%); VGC (-23,45%); TTF (23,25%), DXS (23,1%); FRT (-23%)...

Tỷ phú thép Trần Đình Long ‘mất tiền’, Chủ tịch Sunshine bám đuổi tỷ phú Vượng

Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn là nhóm tác động mạnh nhất lên đà giảm của chỉ số chung. Trong đó, Vietcombank giảm 8% xuống còn 73.000 đồng/cổ phiếu - mức thấp nhất kể từ ngày 25/10/2021.
Vietcombank cũng là cổ phiếu dẫn dắt đà giảm của VN-Index tuần qua. Một nửa trong top 10 cổ phiếu tác động tiêu cực đến chỉ số sàn HoSE đều từ nhóm ngân hàng gồm VCB, TCB, BID, VPB và MBB.
Diễn biến tiêu cực trên sàn chứng khoán ảnh hưởng lớn tơi túi tiền của những người giàu nhất Việt Nam.
“Em ơi, có anh đây”, HoSE đáp trả tin ông Lê Hải Trà bị bắt
Trong đó, tỷ phú Trần Đình Long chứng kiến dòng tiền sụt giảm với đà bốc hơi 6.882 tỷ đồng vì HPG, Chủ tịch Sunshine Group Đỗ Anh Tuấn đã vươn lên vị trí á quân top người giàu trên sàn chứng khoán Việt.
Vốn hoá thị trường trên sàn HoSE (được tính bằng tích số giữa giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu đang lưu hành) đã giảm gần 579.900 tỷ đồng, tương đương 24,96 tỷ USD chỉ trong vòng 1 tuần qua. Đồng thời, tài sản của các nhà đầu tư cũng bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng.
Đặc biệt, bảng xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán tính theo giá trị các cổ phiếu nắm giữ cũng ghi nhận sự thay đổi ở ngay top đầu.
“Vua thép” Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát và là cổ đông sở hữu 1,17 tỷ đơn vị cổ phiếu đã giảm hơn 6.880 tỷ đồng giá trị tài sản trên sàn khi cổ phiếu HPG tuột dốc giảm giá tới 14,11% trong tuần, từ mức 41.800 đồng/cổ phiếu xuống còn vỏn vẹn 35.900 đồng/cổ phiếu.
Chỉ trong hai phiên 12/5 và 13/5, HPG lần lượt giảm 5,9% và 6,14%. Nhưng cũng trong hai phiên giảm này, giá trị giao dịch cổ phiếu HPG cũng tăng vọt, đạt gần 43 triệu đơn vị tương đơng 1.615 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần.
Nhân sự nước ngoài hưởng lương vài trăm triệu mỗi tháng tại Việt Nam
Trong khi đó, ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Sunshine Homes (SSH) nắm trong tay lượng lớn cổ phiếu SSH, KSF, KLB, SCG chỉ suy giảm giá trị tài sản hơn 900 tỷ đồng.
Đặc biệt, như đã đề cập, lãnh đạo Sunshine cũng đã vươn lên vị trí thứ 2 trong top người giàu trên sàn với tổng tài sản 42.241 tỷ đồng, cao hơn gần 400 tỷ đồng so với ông Trần Đình Long.
“Vị trí quán quân” – người giàu nhất về giá trị tài sản trên sàn chứng khoán vẫn là tỷ phú Phạm Nhật Vượng với 985,5 triệu cổ phiếu VIC nắm giữ, trị giá tương đương 76.869 tỷ đồng.

“Nội” bán ròng, “ngoại” gom hàng

Dữ liệu từ Công ty phân tích dữ liệu FiinGroup cho thấy, tuần qua, nhà đầu tư cá nhân trong nước là bên duy nhất bán ròng, trong khi tổ chức trong nước và khối ngoại là bên mua ròng. Khối ngoại bền bỉ mua ròng 4/5 tuần gần đây.
Nhóm này mua ròng 1.682 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào DGC, CTG, NLG, VHM, FUEVFVND. Như vậy, vốn ngoại tiếp tục mua ròng mạnh VHM, xuất hiện yếu tố mới là CTG và chứng chỉ quỹ FUEVFVND. Ngược lại, họ bán ròng tập trung vào HPG, NVL, VCB, E1VFVN30, DXG.
Nhà đầu tư cá nhân: bán ròng 3.488 tỷ đồng trên HOSE, tập trung vào FPT, DGC, MWG, VHM, MBB. Hành vi giao dịch đối lập với nhóm tổ chức. Nhóm này mua ròng 1.804 tỷ đồng, tập trung vào FPT, MWG, MBB, VCB, VPB.
Việt Nam xét xử tổ chức khủng bố bầu Đào Minh Quân làm Tổng thống Đệ tam Việt Nam Cộng hòa
Dự báo của Công ty Chứng khoán SHS cho thấy, trong tuần giao dịch tiếp theo từ ngày 16 đến 20/5, bên mua và bên bán sẽ trở nên cân bằng nhau hơn do thị trường đã giảm về vùng target (mục tiêu) của sóng điều chỉnh, và cũng không loại trừ khả năng thị trường sẽ có tuần hồi phục sau 6 tuần giảm liên tiếp.
Còn Công ty Chứng khoán KBSV cho rằng, với xu hướng giảm điểm đang đóng vai trò chủ đạo trong ngắn hạn, VN-Index đang phải đối mặt với rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh xuống vùng hỗ trợ gần quanh 1.160 điểm và sâu hơn là 1.130 điểm.

Kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng sớm

Trước sự lao dốc thảm khốc của thị trường, đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đang đặc biệt ưu tiên các giải pháp ngắn hạn để hỗ trợ thị trường ổn định trở lại, trấn an tâm lý nhà đầu tư.
Ủy ban này cũng nhấn mạnh, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cũng đã họp với nhiều thành viên thị trường, công ty chứng khoán để đánh giá tình hình hiện tại của thị trường, cũng như bàn thảo các giải pháp cả ngắn, trung hạn để thị trường vượt qua khó khăn, ổn định trở lại.
“Cất nóc nhà” Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á, Samsung giữ lời hứa với Việt Nam
Đặc biệt, trong năm nay sẽ có những thay đổi theo chiều hướng tích cự, kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường tăng thanh khoản, cũng như minh bạch thông tin trên thị trường.

“Chúng tôi đang dõi sát diễn biến tình hình kinh tế - chính trị, động thái chính sách của các nước trên thế giới, đánh giá tác động, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam để kịp thời có các giải pháp phù hợp nhằm ổn định TTCK trong nước”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nói.

Đồng thời, theo cơ quan này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng tích cực thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý của nhà đầu tư, tăng cường lòng tin của các chủ thể tham gia thị trường, công chúng đầu tư trong và ngoài nước vào quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường chứng khoán minh bạch, công khai, an toàn, hiệu quả.
Kinh tế Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Trung Quốc
Về trung và dài hạn, cơ quan quản lý sẽ hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến 2030; Đánh giá tổng kết để kiến nghị những nội dung còn bất cập trong khuôn khổ pháp lý về chứng khoán và TTCK, nhất là các quy định về minh bạch thông tin doanh nghiệp, quyền và trách nhiệm của bên tham gia, các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật trên TTCK để bảo vệ nhà đầu tư, từ đó khôi phục niềm tin và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững của TTCK.
“Đối với dòng vốn ngoại, Ủy ban đánh giá, dù, việc nâng hạng phụ thuộc rất lớn vào các tổ chức xếp hạng thị trường, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang phối hợp với các cơ quan liên quan để thống nhất giải pháp, vạch lộ trình rõ ràng hơn, phấn đấu cao nhất để kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng sớm nhất, đạt mục tiêu Chính phủ đã đề ra”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhấn mạnh.
Thảo luận