“Hoa Kỳ có ý định kích động chạy đua vũ trang quy mô lớn ở châu Á với sự tham gia của Trung Quốc, đồng thời họ coi thường những lo ngại của Bắc Kinh. Vì vậy, một tình huống rất nguy hiểm đang được tạo ra trong khu vực. Washington không tính đến việc trong trường hợp xảy ra sự kiện "không thể đảo ngược" (có thể là xung đột quân sự quanh hòn đảo), việc Trung Quốc thống nhất được Đài Loan trở thành bất khả thi. Vì Đài Loan sẽ bắt đầu tiến tới độc lập chính thức. Đây là một chiến thuật điển hình của Mỹ - gây bất ổn. Ví dụ, cung cấp cho hòn đảo thêm vũ khí và tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan bằng các biện pháp quân sự. Theo đó, Trung Quốc phải chuẩn bị để giành chiến thắng trong một cuộc xung đột như vậy, đồng thời Washington nhận thức rõ Bắc Kinh kiên quyết không nhượng bộ trong vấn đề này”.
Về mặt pháp lý, Bắc Kinh đã lường trước khả năng phải tính tới tình huống như vậy
“Tuyên bố công khai của Biden về việc Mỹ sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ Đài Loan là một hành vi khiêu khích. Rõ ràng, Hoa Kỳ khuyến khích Đài Loan thực hiện các bước đi chính trị tiếp theo (nhằm tiến tới độc lập khỏi Trung Quốc). Đương nhiên, chính quyền Hoa Kỳ sẽ coi đây là một biểu hiện bình thường của nền dân chủ trên hòn đảo, chứ không phải hành động phá vỡ nguyên trạng của khu vực. Đài Loan đã lên tiếng muốn đàm phán với Bắc Kinh với tư cách là hai thực thể nhà nước bình đẳng, đương nhiên điều này là không thể. Và Đài Bắc chỉ đơn giản là không xem xét các hình thức đàm phán khác. Hoa Kỳ khuyến khích những quan điểm như vậy của các nhà lãnh đạo Đài Loan, tạo tiền đề cho cuộc chạy đua vũ trang và làm gia tăng rủi ro xung đột quân sự trong khu vực”.
Nhà Trắng khiêu khích Bắc Kinh
“Đài Loan là đảo quốc tách rời khỏi lục địa Á-Âu (để đưa quân, nhập khẩu vũ khí và cung cấp nguyên liệu). Theo đó, vấn đề sức mạnh hải quân đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Rốt cuộc, ở đây nói về nguy cơ phong tỏa các tuyến đường biển và khả năng phá vỡ vòng phong tỏa (của một trong các bên tham gia xung đột). Cuộc xung đột tiềm năng đang đẩy Trung Quốc vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Ví dụ, nếu tình hình chuyển biến rất bất lợi cho Bắc Kinh. Trong trường hợp này, tiềm năng hạt nhân đảm bảo cho Trung Quốc khả năng răn đe để đối phó đối phương”.