Động thái đáng chú ý của Việt Nam đối với ông Nguyễn Tấn Dũng

Ông Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam 3 nhiệm kỳ kể từ khi cố Thủ tướng Phan Văn Khải về hưu năm 2006, vừa được trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.
Sputnik
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thế hệ đi sau luôn biết ơn sâu sắc các bậc tiền bối, thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh máu xương, đóng góp công sức to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Trong khi đó, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Huy hiệu 55 tuổi Đảng là sự ghi nhận đánh giá và cũng là sự động viên, yêu cầu của Đảng với đảng viên về lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng.

Ông Nguyễn Tấn Dũng nhận Huy hiệu 55 tuổi Đảng

Việt Nam trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng cho nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, nhân dân, chính quyền Việt Nam đối với ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ngày 24/5, tại trụ sở Chính phủ, Đảng bộ Văn phòng Chính phủ đã tổ chức lễ trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.
Ngoài ra, buổi lễ còn có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và tỉnh Kiên Giang.
Đặc biệt, nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lẵng hoa chúc mừng nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (người tiền nhiệm).
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao tặng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng đã tham gia công tác, chiến đấu trong Quân đội từ rất sớm. Đồng chí đã trải qua liên tục 55 năm cống hiến cho Đảng, cho đất nước, đảm nhận nhiều cương vị và lĩnh vực công tác khác nhau.
“Trong suốt sự nghiệp của mình, đồng chí luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Khu kinh tế Vân Phong: Từ dấu ấn ông Nguyễn Tấn Dũng đến Thủ tướng Phạm Minh Chính
Đặc biệt, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn nỗ lực nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên.
“Đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhất là trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, lãnh đạo Chính phủ bày tỏ.

Thế hệ sau luôn biết ơn bậc tiền bối

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để gây dựng được sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta như ngày hôm nay là có sự hy sinh, cống hiến của toàn dân, toàn quân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu và các thế hệ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ.
“Các thế hệ đi sau luôn biết ơn sâu sắc các bậc tiền bối, thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh máu xương, đóng góp công sức to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.
Lịch trình của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Washington
Tiếp nối những thành tích của Chính phủ qua các thời kỳ, Chính phủ nhiệm kỳ này quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc đồng chí Nguyễn Tấn Dũng cùng gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, vì sự phát triển phồn vinh, thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân.

Sự ghi nhận công lao của ông Nguyễn Tấn Dũng

Phát biểu tại buổi lễ, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng, cảm động được nhận Huy hiệu 55 tuổi Đảng.
Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, đây là một vinh dự trong cuộc đời hoạt động cách mạng, là sự ghi nhận, đánh giá và cũng là sự động viên, yêu cầu của Đảng với đảng viên về lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng, về sự nỗ lực hoàn thành các trọng trách, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó, đóng góp tích cực vào thành tích chung.
Dù đã về hưu, nhưng nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ tiếp tục phấn đấu, làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của người công dân, người Đảng viên cộng sản, tiếp tục đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói gì với những nguyên lãnh đạo như ông Nguyễn Tấn Dũng?

Ông Nguyễn Tấn Dũng là ai?

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17/11/1949, quê quán tại TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Từ tháng 11/1961 đến tháng 9/1981, đồng chí tham gia Quân đội, làm văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sỹ, bổ túc chương trình phẫu thuật ngoại khóa của bác sĩ quân y.
Trong giai đoạn này, đồng chí lần lượt trải qua các cấp bậc-chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng, Trung đội bậc trưởng, Đại đội bậc phó, Đại đội bậc trưởng - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư Chi bộ Đảng thuộc Tỉnh đội Rạch Giá (hiện nay là tỉnh Kiên Giang).
Đồng chí học khóa sỹ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn-trung đoàn bộ binh và đảm nhiệm nhiệm vụ: Thượng úy - Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng uỷ Tiểu đoàn); Đại úy - Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam; Thiếu tá - Trưởng ban Cán bộ (Phó Bí thư Đảng ủy Phòng Chính trị) thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang.
Từ 10/1981 đến 12/1994, đồng chí học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (Hà Nội) và lần lượt qua các chức vụ:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam theo tư tưởng Lênin “thà ít mà tốt”
Tỉnh ủy viên - Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang. Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Huyện ủy Hà Tiên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang. Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng ủy viên Đảng uỷ Quân khu 9.
Tháng 6/1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng được bầu Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 6/1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ tháng 1/1995 đến tháng 5/1996, đồng chí làm Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương.
Tháng 6/1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Từ tháng 6/1996 đến tháng 8/1997, đồng chí đảm nhiệm Trưởng ban Kinh tế Trung ương, phụ trách công tác tài chính của Đảng.
Tháng 9/1997, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa X, đồng chí được Quốc hội phê chuẩn cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ.
Từ tháng 9/1997 - 6/2006, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tăng cường hợp tác với Đảng SPD Đức
Đồng chí cũng kiêm nhiệm các chức vụ khác như: Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ quốc gia; Trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên; Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm; Chủ tịch Hội đồng đặc xá Trung ương và Trưởng ban chỉ đạo một số công tác khác.
Tháng 5/1998 đến 12/1999, đồng chí kiêm nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bí thư Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước.
Tháng 4/2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 6/2006, tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XI đã bầu đồng chí Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Đồng chí cũng kiêm nhiệm Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Giáo dục; Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Tiểu ban xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020).
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Chú trọng vấn đề đất đai
Từ tháng 1/2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (khóa XI).
Từ 7/2011 đến 4/2016, đồng chí là Thủ tướng Chính phủ, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong suốt sự nghiệp của mình, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng từng nhận được nhiều huân, huy chương cao quý: Huân chương Kháng chiến hạng nhất; hai Huân chương Chiến công hạng 3; 6 danh hiệu Dũng sĩ; Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng 1, 2, 3; Huân chương Hữu nghị hạng Đặc biệt của Nhà nước - Hoàng gia Campuchia, Huân chương ISALA và nhiều huân, huy chương khác.
Thảo luận