“Việt Nam không thể có khủng hoảng lương thực. Nhưng tôi phải nhấn mạnh rằng, biến đổi khí hậu là điều Việt Nam cần phải thích ứng với tác động của nó. Trong vụ đông xuân 2015-2016, tác động của biến đổi khí hậu xảy ra tương đương và thậm chí còn mạnh hơn trước đó. Tuy nhiên, với việc thích ứng linh hoạt của Việt Nam, thiệt hại của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa hầu như không đáng kể”.
Tận dụng triệt để lợi thế nông nghiệp
“Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,5 - 6,6 triệu tấn gạo/năm, tương đương 12-13 triệu tấn thóc. Trên thực tế với nhu cầu lúa gạo trong nước thì Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu đến 7 triệu tấn gạo/năm, tương đương 14 triệu tấn thóc/năm. Đây là tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do vậy, Việt Nam có thể biến “nguy” thành “cơ” trong trường hợp này”.
“Ngoài ra, điều này cũng đảm bảo được trách nhiệm của Việt Nam trong việc chung tay giải quyết các thách thức về an ninh lương thực toàn cầu”, ông Cường khẳng định.
Cần hay không cây lương thực thay thế?
“Để thực hiện phát triển đậu tương trên quy mô rộng lớn, trước hết cần phải đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu về chọn tạo giống mới, biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp (đặc biệt là cơ giới hóa) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Cần phải quy hoạch vùng trồng cụ thể, chú trọng thâm canh và mở rộng diện tích những vùng có năng suất cao, diện tích lớn. Phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật cho các vùng trọng điểm để phát huy tối đa năng suất và hiệu quả kinh tế”, TS. Nguyễn Thanh Tuấn đề xuất.