"Tôi không thể chứng minh điều đó, nhưng từ những gì tôi đã đọc và nghe được, các hoạt động nghiên cứu vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức hợp tác với các viện nghiên cứu và trường đại học ở Indonesia. Tôi nghĩ chính phủ phải biết điều này", - bà nói.
Sau khi Nga bắt đầu điều tra việc Mỹ tiến hành nghiên cứu sinh học ở Ukraina, những nghi ngờ tương tự đã xuất hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới, bao gồm Indonesia, nơi mà cựu đại sứ Mỹ Cameron Hume từng mô tả là "ổ chứa cho sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm." Hãng truyền thông Indonesia Detik hồi tháng Tư đã đăng một bài báo về các hoạt động bí mật của Hoa Kỳ để thu thập máu người và mẫu bệnh dại ở chó trong cuộc tập trận của Đối tác Thái Bình Dương năm 2016 tại thành phố Padang, phía tây Sumatra.
Các tài liệu mà các phóng viên thu được cho thấy một bác sĩ phẫu thuật của Thủy quân lục chiến Mỹ đã phẫu thuật cho các bệnh nhân địa phương trên tàu bệnh viện USS Mercy và vận chuyển ba con chó mắc bệnh dại từ Tây Sumarta mà không được sự cho phép của Bộ Y tế Indonesia. Các bác sĩ ở Padang cũng nói với Detik rằng người Mỹ cũng muốn thu thập mẫu vi rút sốt xuất huyết từ muỗi địa phương.
Câu chuyện gợi nhớ đến NAMRU-2, phòng thí nghiệm sinh học của Hải quân Hoa Kỳ hoạt động tại một khu vực sầm uất của Jakarta từ năm 1970 đến năm 2009, cho đến khi bị Bộ Y tế Indonesia cấm hoạt động như một "mối đe dọa đối với chủ quyền của Indonesia." NAMRU-2 được thành lập trong bối cảnh bệnh dịch hạch bùng phát ở Indonesia, phòng thí nghiệm này xử lý nhiều loại mầm bệnh, từ HIV đến sốt rét, lao và sốt xuất huyết.
City Fadilah Supari nói với Sputnik rằng sự trợ giúp của phòng thí nghiệm trong việc khắc phục bệnh tật là tối thiểu.
Bà nói: "Mặc dù họ tập trung vào bệnh sốt rét và bệnh lao, kết quả hơn 40 năm làm việc ở Indonesia là không đáng kể".
Nhưng bà Supari không chỉ lo lắng về kết quả ít ỏi của phòng thí nghiệm.
Vào thời điểm đó, với tư cách là một bộ trưởng, bà cũng lo lắng về việc các nhân viên Indonesia tham gia rất ít trong dự án, và quan trọng hơn, về khả năng các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đưa các mẫu bệnh truyền nhiễm từ Indonesia vào Hoa Kỳ một cách phi pháp để sử dụng trong nghiên cứu quân sự.
Phòng thí nghiệm NAMRU-2, hợp tác với WHO, đã chẩn đoán một số trường hợp nhiễm H5N1 ở Indonesia vào năm 2006. Chính phủ Indonesia đã yêu cầu người Mỹ không chia sẻ mẫu với bất kỳ ai khác ngoài Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ trực thuộc WHO. Tuy nhiên, một số ấn phẩm tiết lộ rằng các trung tâm này đã chia sẻ các mẫu này với cơ sở dữ liệu của Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, cơ sở nổi tiếng vì là nơi phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Điều này khiến người Indonesia tức giận và làm dấy lên lo ngại rằng các bệnh truyền nhiễm có thể được sử dụng như một vũ khí.
Với tư cách là một bộ trưởng, Supari đã đến thăm NAMRU-2 vào năm 2008 và nói với các phóng viên rằng phòng thí nghiệm này thiếu minh bạch và không chia sẻ công việc của mình với chính phủ Indonesia. Nhà báo từ một ấn phẩm truyền thông quan trọng của Indonesia tên là Henry nói với Sputnik rằng cùng thời điểm NAMRU-2 xuất hiện trên các trang nhất của các tờ báo ở nước này, phòng thí nghiệm đã bị cháy rụi gần như hoàn toàn.