Bắc Kinh thúc đẩy nỗ lực nhằm thành lập liên minh các quốc đảo thân Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Trung Quốc đang thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để thành lập liên minh các quốc đảo thân Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương, sự xuất hiện của nó sẽ mang lại cho Trung Quốc những lợi thế chiến lược to lớn, - chuyên gia Vladimir Nezhdanov từ Viện các vấn đề quốc tế đương đại tại Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, nói với Sputnik.
Sputnik
Từ ngày 26/5 đến 4/6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thực hiện chuỗi công du chính thức tới tám đảo quốc Nam Thái Bình Dương là Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Đông Timor.

"Trong khuôn khổ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, quan hệ thương mại, kinh tế và nhân đạo, Bắc Kinh đang tìm kiếm cơ hội để củng cố vị trí quân sự và chính trị của mình ở Nam Thái Bình Dương, nơi Mỹ vốn chiếm ưu thế về mặt chính trị và quân sự. Trung Quốc mang lại cho các nước này những cơ hội phong phú để đảm bảo an ninh. Nếu các đề xuất này được thực hiện dù chỉ một phần thì điều đó sẽ giúp Trung Quốc hiện diện ở khu vực Thái Bình Dương gần lãnh thổ của Hoa Kỳ - Quần đảo Hawaii, cũng như lãnh thổ của Australia và New Zealand", - chuyên gia Vladimir Nezhdanov nói.

Dự thảo thỏa thuận giữa Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương

Ngày 25/5, tờ The Guardian của Anh đăng tải dự thảo thỏa thuận giữa Trung Quốc và 10 quốc gia trong khu vực có tên là Tầm nhìn Phát triển Chung, trong đó Bắc Kinh mời các quốc đảo tăng cường hợp tác "trong các lĩnh vực an ninh truyền thống và phi truyền thống" và trong việc quản lý các mạng Internet khu vực.
Dự thảo thỏa thuận cũng đề xuất tăng gấp đôi khối lượng thương mại song phương đến năm 2025 so với năm 2018, cam kết phân bổ thêm hai triệu đô la cho các nước Thái Bình Dương để chống lại COVID và đề cập đến khả năng thành lập một khu vực mậu dịch tự do (FTA) với các đảo quốc.
"Trong bối cảnh đối đầu gay gắt, tất cả những điều này sẽ giúp Trung Quốc thành lập một liên minh ở Thái Bình Dương ủng hộ dứt khoát sự thống nhất của Trung Quốc", - chuyên gia giải thích.
Vào tháng 4 năm 2022, Trung Quốc đã ký thỏa thuận khung về hợp tác an ninh với Quần đảo Solomon. Mục đích chính của hợp tác an ninh là hỗ trợ duy trì trật tự xã hội theo pháp luật tại Quần đảo Solomon. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh không có kế hoạch lập căn cứ quân sự tại quần đảo.

“Từ quan điểm quân sự, sự hiện diện của Trung Quốc tại các quốc đảo ở Thái Bình Dương sẽ đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng ngăn chặn các cuộc tiến công của hải quân Mỹ và làm gián đoạn đường tiếp tế của họ trong trường hợp xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan. Ngoài ra, điều này sẽ giúp Trung Quốc hất cẳng Australia, quốc gia luôn tích cực tương tác với các đảo này, và giành thế chủ động trong khu vực. Trung Quốc đã tuyên bố sẵn sàng tăng cường hợp tác để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, và Australia, dưới thời nội các trước, đã bỏ lỡ cơ hội này vì họ đã bảo vệ ngành than của mình", - ông Vladimir Nezhdanov lưu ý.

Sáng kiến kinh tế của Biden ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đã trở thành "trò cười"

Các vấn đề cấp bách

Theo chuyên gia Nezhdanov, hợp tác với Trung Quốc sẽ giúp các quốc đảo giải quyết những vấn đề cấp bách nhất mà họ đang phải đối mặt.
"Các quốc đảo Thái Bình Dương đang phải đối mặt với một vấn đề kép: các vấn đề kinh tế của ngày hôm nay cũng như các vấn đề khí hậu của ngày mai. Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1 độ nữa sẽ là thảm họa và có thể khiến các quốc đảo Thái Bình Dương biến mất hoàn toàn", - chuyên gia Nezhdanov lưu ý.
Quan hệ chính thức giữa chính quyền trung ương CHND Trung Hoa và tỉnh đảo của nó đã bị gián đoạn vào năm 1949 sau khi lực lượng Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo bị đánh bại trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuyển đến Đài Loan. Các liên hệ kinh doanh và quan hệ không chính thức giữa hòn đảo và Trung Quốc đại lục được nối lại vào cuối những năm 1980. Từ đầu những năm 1990, hai bên đã bắt đầu liên lạc thông qua Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan (ARATS) có trụ sở bên phía Trung Quốc đại lục, và Quỹ giao lưu hai bờ eo biển (SEF) bên phía Đài Loan.
Thảo luận