Nếu Bắc Kinh có thể cung cấp những gì Hoa Kỳ thiếu ở Đông Nam Á, tại sao Trung Quốc vẫn không khơi dậy được sự tin cậy tương tự?
Vấn đề bao hàm ở chỗ Trung Quốc coi thường giá trị tự chủ và tính phổ quát bao trùm trong khu vực. Quả thật, chiến lược khu vực của Trung Quốc dựa trên cơ sở những quan niệm sai lầm về cách thức hoạt động ngoại giao ở Đông Nam Á.
Hình dung đầu tiên của Bắc Kinh là các nước Đông Nam Á sẵn sàng cấp xung lực kích thích phát triển kinh tế thông qua quyền tự chủ của họ. Trung Quốc hiểu rằng các nước trong khu vực dành ưu tiên cho nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế, mà một trong những thiếu sót trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Washington là tính chất quân sự hóa quá mức của nó.
Tuy nhiên, điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hiểu, là cư dân Đông Nam Á không chọn đánh đổi quyền tự chủ của họ chỉ để đạt mục tiêu thành tựu kinh tế. Tờ The Diplomat nhấn mạnh rằng nhiều thập kỷ can thiệp của nước ngoài và đấu tranh chống ách thực dân đã khiến chủ quyền trở thành ưu tiên bất khả xâm phạm. Trước hết, bảo tồn quyền tự chủ luôn là mục tiêu của quản lý Nhà nước trong khu vực này.
Đáng tiếc, thế lực kinh tế của Trung Quốc lấn lướt tầm nhìn, vượt quá sự tôn trọng cần thiết của Bắc Kinh đối với sự toàn vẹn của các nước Đông Nam Á, và thực tế gia tăng can dự kinh tế của Trung Quốc đã song hành với chủ nghĩa bành trướng đang đe dọa khu vực.
Đông Nam Á - khu vực rộng mở
Hình dung sai lầm thứ hai của Trung Quốc là các nước Đông Nam Á sẵn sàng phục tùng hoàn toàn dưới ảnh hưởng của một cường quốc – chừng nào làm vậy còn có lợi.
Ông Tập Cận Bình đã nghĩ ra nhiều khẩu hiệu ngoại giao, nhấn mạnh “tính cộng đồng” giữa các đối tác, bao gồm “Cộng đồng chung vận mệnh” và gần đây nhất là “Sáng kiến an ninh toàn cầu” (“Community of Common Destiny” và “Global Security Initiative”).
Báo The Diplomat lưu ý rằng những chuyện này chỉ tạo ấn tượng rằng Trung Quốc muốn xây dựng quan hệ đối tác theo cách độc đoán. Các nhà lãnh đạo khu vực hẳn không quên tuyên bố của ông Dương Khiết Trì là Ngoại trưởng Trung Quốc thời đó, bình luận trong cuộc gặp thuộc Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội năm 2010, rằng "Trung Quốc là một nước lớn còn các nước khác là nước nhỏ, và đó đơn giản là sự thật”.
Mâu thuẫn giữa chiến lược của Trung Quốc với mục tiêu của các nước Đông Nam Á
Điều mà các nước Đông Nam Á mong muốn là một trật tự khu vực cởi mở và bao trùm, trong đó quyền tự chủ của mỗi quốc gia có thể được tối đa hóa. Chiến lược của Trung Quốc đi ngược lại mục tiêu này, bao gồm việc Trung Quốc khăng khăng hạn chế hiện diện quân sự của nước ngoài (tức là phương Tây) ở Biển Đông thông qua con đường đàm phán và những nỗ lực khác của Bắc Kinh nhằm biến khu vực này trở thành vùng ảnh hưởng độc quyền của họ.