Việt Nam hợp tác với Amazon về phát triển thương mại điện tử

Những năm qua, thương mại điện tử ngày càng phát triển tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Sputnik
Bắt nguồn từ thực tế trên, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với tập đoàn Amazon phối hợp triển khai sáng kiến "Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá".’
Chương trình sẽ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho 10.000 doanh nghiệp trong giai đoạn 2022- 2026.

Bộ Công thương Việt Nam phối hợp với Amazon

Tại Lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ giữa Amazon với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) - Bộ Công Thương, tập đoàn Amazon đã công bố "Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam".
Cũng trong sự kiện này, hai bên đã bắt đầu phối hợp triển khai sáng kiến "Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá". Sáng kiến được Amazon khởi xướng, với sự bảo trợ nội dung từ Bộ Công Thương Việt Nam.
Chương trình dự kiến kéo dài 5 năm với các khóa đào tạo, tập huấn trực tiếp lẫn trực tuyến trên cả nước.
Mục tiêu đặt ra là hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho 10.000 doanh nghiệp trong giai đoạn 2022- 2026.
Báo cáo của Amazon mong muốn mang đến góc nhìn thiết thực cho các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong ngành đưa ra các giải pháp hỗ trợ toàn diện cho các nhà xuất khẩu qua thương mại điện tử.
Sự hợp tác giữa Bộ Công thương với Amazon giúp Chính phủ và các đơn vị trong ngành phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.
Hai hoạt động vừa được triển khai là nỗ lực trang bị kiến thức và tiếp sức cho các doanh nghiệp Việt Nam hướng đến thành công trên con đường tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới từ Amazon.
Kể từ khi thành lập vào năm 2019, Amazon Global Selling Việt Nam đã hỗ trợ hàng nghìn người bán hàng Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua việc tiếp cận hàng triệu khách hàng của Amazon trên toàn cầu.
Chàng hacker mũ trắng người Việt đang dẫn đầu bảng vinh danh của Amazon

Thời kỳ bùng nổ của Thương mại điện tử

Những năm qua, thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế phục hồi sau đại dịch. Năm 2021, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam tăng 16%, đạt 13,7 tỉ USD. Trong đó, quy mô thị trường B2C chiếm 6,5% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Trong giai đoạn 2022 - 2025, thương mại điện tử Việt Nam được dự báo tăng trung bình 25% mỗi năm, có thể đạt vào năm 2025, chiếm 10% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

"Thị trường thương mại điện tử toàn cầu dự báo có những bước tăng trưởng mạnh mẽ với mức doanh thu dự kiến đạt 7.400 tỷ USD vào năm 2025", - Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết.

Bên cạnh cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số. Đây là giải pháp để các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Dù vậy, theo ông Tân, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp phải nhiều thách thức, khó khăn như: thiếu thông tin về các quy định đối với thị trường nước ngoài, chưa sẵn sàng đáp ứng tâm lý, sở thích của người tiêu dùng nước ngoài, chưa đủ kỹ năng, kiến thức marketing, chưa có định hướng kinh doanh về thương mại điện tử xuyên biên giới…
Số liệu ghi nhận, thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm 36% tổng doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam. Doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam tăng hơn 20% mỗi năm, đạt 75,4 nghìn tỷ đồng (3,3 tỷ USD) năm 2021. Dự kiến, đến 2026, có thể đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (11,1 tỷ USD).

"Nếu coi “Thương mại điện tử B2C” như một ngành hàng xuất khẩu, đây sẽ là ngành xuất khẩu thế mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam trong 5 năm tới", - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam Gijae Seong cho biết.

Hiện có khoảng 88% doanh nghiệp tại Việt Nam được khảo sát cho biết, thương mại điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của họ. Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng, doanh số bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới sẽ cao hơn doanh số bán lẻ online trong nước.
VinFast táo bạo như thế nào khiến ‘ông lớn’ Amazon phải bắt tay hợp tác?
Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại những bất cập đối với các doanh nghiệp Việt Nam về các vấn đề thông tin, năng lực, chi phí, quy định...
Thảo luận