Phe diều hâu chống Trung Quốc ở Mỹ muốn cắt đứt nguồn cung cấp dầu cho Bắc Kinh

Mỹ muốn cấm xuất khẩu dầu sang Trung Quốc. Hai thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và Rick Scott đề xuất dự luật này.
Sputnik
Họ giải thích sáng kiến này như sau: Mỹ không nên đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đối thủ chính trị chính của mình thông qua việc xuất khẩu dầu. Theo các thượng nghị sĩ, chính quyền Biden không nên xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc trong khi người dùng Mỹ phải trả hơn 5 đô la cho mỗi gallon xăng.

Marco Rubio từ lâu đã nổi tiếng là "diều hâu" với Trung Quốc

Ông liên tục thúc đẩy các dự luật chống Trung Quốc, nhấn mạnh các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ từ các công ty Trung Quốc. Chính ông là người đầu tiên đề xuất dự luật khiến các công ty Trung Quốc bị hủy niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Hai thượng nghị sĩ Rubio và Scott đã tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo dự luật với cái tên buồn cười là "Đạo luật chống máy bay không người lái" (Countering CCP Drones Act) trong đó cấm sử dụng các sản phẩm của công ty DJI - nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, khi đó, ý kiến sáng suốt đã chiếm ưu thế và Washington chỉ giới hạn bởi việc đưa DJI vào danh sách đen, ngăn nhà sản xuất Trung Quốc tiếp cận nguồn cung công nghệ của Mỹ.
Mỹ đề nghị cấp cho Đài Loan 4,5 tỷ USD và tư cách là đồng minh chính để bảo vệ trước Trung Quốc
Sáng kiến ​​mới của Rubio và Scott, nói một cách nhẹ nhàng, gây ngạc nhiên cho ngay cả những người có một chút hiểu biết về các quy luật kinh tế. Mỹ tuyên bố, họ cần phải giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại với Trung Quốc. Cho đến nay, Washington chưa có cách đối phó hiệu quả với vấn đề này - ngay cả thuế quan của Trump đối với các sản phẩm Trung Quốc cũng không giúp ích được gì. Năm 2017, ngay trước khi bắt đầu chiến tranh thương mại, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ở mức 375 tỷ USD. Năm 2021, con số này đã là 396,5 tỷ USD. Có chú ý đến việc Trung Quốc là nhà nhập khẩu đầu thô Mỹ lớn thứ 4 (trong quý 1 năm nay, Mỹ đã xuất khẩu khoảng 819 triệu thùng dầu và các sản phẩm dầu mỏ sang Trung Quốc), không có gì khó hiểu khi lệnh cấm xuất khẩu dầu sang Trung Quốc sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề mất cân bằng thương mại, và các công ty dầu mỏ của Mỹ sẽ mất hàng tỷ USD doanh thu.

Vấn đề thứ hai: lạm phát

Đây là một thách thức chính trị rất lớn đối với Hoa Kỳ. Thật vậy, giá hàng hóa tăng vọt - điều này chưa từng thấy kể từ thời Ronald Reagan. Và Marco Rubio nói đúng rằng, giá xăng vượt mức 5 đô la một gallon đang gây sốc đối với những người Mỹ quen sử dụng nhiên liệu rẻ. Nhưng, việc hạn chế nguồn cung dầu cho Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ nguyên liệu thô lớn nhất thế giới - đồng nghĩa với việc thúc đẩy nhu cầu về dầu trên thị trường toàn cầu và do đó khiến giá dầu tăng thêm. Nói cách khác, biện pháp do Rubio đề xuất để đối phó với giá nhiên liệu cao ở Mỹ chẳng khác gì việc đổ thêm dầu vào lửa. Khi cố gắng trừng phạt Trung Quốc theo cách này, Washington chỉ có thể tự trừng phạt mình, - ông Mei Xinyu, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nói với Sputnik.
Rất có thể thượng nghị sĩ Rubio đang cố gắng giải quyết những vấn đề chính trị. Trong khi cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ đang đến gần, các đảng viên Cộng hòa nhận thấy được sự yếu kém của đảng Dân chủ, đang cố gắng kiếm thêm điểm chính trị cho mình. Do cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều có ý kiến thống nhất về cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc, nên không khó để rút ra kết luận rằng, hai đảng sẽ cạnh tranh với nhau trong những luận điệu gay gắt chống Trung Quốc.
Trung Quốc lý giải đâu là bi kịch của người dân Mỹ
Nhưng, ngay cả trên phương diện chính trị, Mỹ khó có thể đạt được mục tiêu theo cách này. Washington đã nhiều lần gây áp lực với Trung Quốc do sự hợp tác với Nga, và chỉ ra rằng, việc Trung Quốc mua các sản phẩm của Nga, bao gồm cả các nguồn năng lượng, làm giảm tác dụng của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Nhưng, nếu Mỹ cắt nguồn cung dầu cho Trung Quốc, các nhà cung cấp nguyên liệu thô khác sẽ dễ dàng lấp đầy những khoảng trống. Vào năm 2021, Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, nhập khẩu trung bình 1,6 triệu thùng mỗi ngày. Theo số liệu ước tính của hãng phân tích Vortexa, lượng dầu nhập khẩu qua đường biển từ Nga đến Trung Quốc đã tăng lên gần mức kỷ lục 1,1 triệu thùng/ngày trong tháng 5, cao hơn nhiều so với 750.000 thùng/ngày trong quý 1. Và thêm 800.000 thùng/ngày Trung Quốc nhận được từ Nga thông qua đường ống. Nhờ đó, tổng lượng dầu nhập khẩu từ Nga trong tháng 5 có thể lên tới khoảng 2 triệu thùng / ngày, tuy nhiên, khối lượng này chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu của Trung Quốc.
Thảo luận