VCCI cho rằng Việt Nam nên bỏ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu, vì sao?

VCCI vừa đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của việc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu.
Sputnik
Theo quan điểm của TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp chủ động và hiệu quả để kiềm chế giá xăng dầu nhưng cần những quyết sách mạnh hơn nữa để giá xăng dầu không tăng quá cao, gây lạm phát kinh tế và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, doanh nghiệp.

Bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn của Bộ Tài chính về việc lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Theo đó, VCCI nhấn mạnh, ngoài thuế bảo vệ môi trường ra thì thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng dầu cũng cần được cắt giảm.
Theo cơ quan này, việc cắt giảm thuế bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội nên có thể thực hiện được ngay trong tháng 7/2022.
Việt Nam sẽ giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu?
Do đó, nếu lựa chọn cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế giá trị gia tăng thì phải đợi kỳ họp Quốc hội gần nhất vào cuối năm 2022, như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam, theo đánh giá của VCCI.
Về lâu dài, VCCI đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của việc bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và có văn bản báo cáo Quốc hội vào kỳ họp tới.
Với tính cần thiết và “cấp thiết” của việc giảm các nghĩa vụ thuế đối với mặt hàng xăng dầu của Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam coi đây là cơ sở để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Nhiều vấn đề chưa rõ trong tờ trình của Bộ Tài chính?

Đáng chú ý, theo phân tích của VCCI, có thể thấy, còn rất nhiều vấn đề chưa rõ, chưa được Bộ Tài chính giải thích cụ thể, thuyết phục.
Chẳng hạn, đối với phương án cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xăng dầu, VCCI góp ý, dự thảo tờ trình chưa nêu rõ lý do vì sao không lựa chọn phương án này.
Bởi rõ ràng, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Chính phủ và hoàn toàn có thể làm ngay trong tháng 7.
Cảnh sát phong tỏa cây xăng ở Bà Rịa - Vũng Tàu, nghi sản xuất hàng triệu lít xăng giả A95
Bên cạnh đó, tờ trình có đề cập đến các cam kết của Việt Nam trong các FTA, tuy nhiên, theo rà soát, đây là các cam kết mức thuế nhập khẩu tối đa mà Việt Nam được phép áp dụng.

“Theo đó, các FTA này vẫn cho phép Việt Nam hạ thuế nhập khẩu thấp hơn và tăng trở lại mức cam kết khi cần thiết”, VCCI phân tích.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo “cân nhắc kỹ hơn phương án cắt giảm thuế nhập khẩu” hoặc phải “thuyết minh chi tiết hơn lý do không lựa chọn phương án này”.
Liên quan đến mức giảm thuế bảo vệ môi trường, VCCI cho rằng mức giảm thuế của dự thảo hiện nay là hợp lý vì đây là mức giảm cao nhất thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội (mức sàn của Luật Thuế bảo vệ môi trường).
Hiện Bộ Tài chính đang đề xuất giảm kịch khung từ 500 - 1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu. VCCI nhận định mức đề xuất giảm thuế của dự thảo hiện nay là hợp lý.
Đồng thời, VCCI đánh giá, Dự thảo tờ trình của Bộ Tài chính đã thuyết minh tương đối chi tiết tác động ngân sách trong trường hợp thực hiện phương án giảm thuế bảo vệ môi trường như đề xuất.
"Chúng tôi vẫn chưa hết bàng hoàng sau lần tăng giá xăng thứ 6 liên tiếp"
Tuy nhiên, việc giảm thuế này đặt trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, dẫn đến các khoản thu theo thuế suất tương đối (gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu) tăng mạnh.

“Do đó, tác động tổng thể đến thu ngân sách sẽ không lớn như được trình bày trong dự thảo tờ trình”, VCCI nhận định.

Vì vậy, theo VCCI, cơ quan soạn thảo cần bổ sung các thuyết minh về tác động tổng thể này giúp cơ quan có thẩm quyền thêm cơ sở để ra quyết định.

Bộ Tài chính: Giảm thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu

Trước đó, như đã thông tin, Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Theo đó, đề xuất giảm từ 700-1.000 đồng/lít thuế BVMT đối với xăng, dầu (tùy loại), nhằm ổn định giá xăng dầu trong nước trước biến động của giá xăng dầu thế giới, góp phần kiềm chế lạm phát từ 1/8/2022.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022.
Nguy cơ khủng hoảng năng lượng đang đe dọa Việt Nam?
Cụ thể, xăng dự kiến giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít. Nhiên liệu bay dự kiến giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít. Dầu diesel dự kiến giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít.
Dầu mazut, dầu nhờn dự giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít. Mỡ nhờn dự kiến giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg. Dầu hỏa dự kiến giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.
Từ ngày 1/1/2023, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã có 16 kỳ điều chỉnh, trong đó có đến 13 kỳ điều chỉnh tăng, và chiều 21/6 là lần tăng giá tăng thứ 7 liên tiếp và phá vỡ mọi kỷ lục về giá xăng dầu tại Việt Nam trước đó.
Hiện nay, giá xăng dầu của Việt Nam đang là: Xăng E5RON92 là 31.302 đồng/lít; Xăng RON95-III 32.873 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S 30.019 đồng/lít; Dầu hỏa 28.785 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S 20.735 đồng/kg.

Làm gì để giảm giá xăng dầu?

Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, xăng dầu của Việt Nam do nguồn cung trong nước không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Nếu công suất của các nhà máy lọc dầu hoạt động tối đa và khai thác của các nguồn trong nước hiện nay mới cung ứng được từ 70%-75%. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu dầu về chế biến nên hoàn toàn phụ thuộc vào biến động giá xăng dầu trên thị trường thế giới.
Giá xăng liên tục tăng: Phó thủ tướng yêu cầu họp khẩn
Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, số liệu thống kê cho thấy, 5 tháng đầu năm lạm phát bình quân đã đạt 2,25% so với cùng kỳ, nguyên nhân cơ bản gây nên lạm phát bình quân 2,25% đó là giá xăng dầu tăng liên tục và đứng ở mức cao.
“Riêng xăng dầu trong 5 tháng đầu năm 2022 đã tăng 49,98% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm cho CPI tăng 1,8 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, giá gas trong nước 5 tháng đầu năm cũng tăng cao theo giá thị trường thế giới ở mức gần 24%, cũng đóng góp vào 0,3 điểm phần trăm”, TS. Lâm phân tích.
Theo vị chuyên gia, thời gian tới Chính phủ, đặc biệt ở đây là Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần phải có giải pháp tính toán điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu như phương án được Bộ Tài chính đề xuất và đang lấy ý kiến,... làm sao cho giá xăng dầu trong nước không tăng ở mức quá cao vì có thể thấy chỉ tính xăng dầu và gas đã đóng góp vào chỉ tiêu lạm phát là trên 2,1 điểm phần trăm. Xăng dầu và gas là nguyên nhân chính khiến lạm phát bình quân 5 tháng 2022 tăng mạnh.
"Chúng ta nên đặt ra một ngưỡng nào đó để khi giá xăng dầu thế giới tăng quá cao thì cần thiết áp dụng các biện pháp linh hoạt, có như vậy mới đảm bảo dư địa phục hồi ổn định sản xuất, đồng thời giữ cho nền kinh tế không rơi vào trì trệ, bởi xăng dầu như huyết mạch của nền kinh tế sẽ tác động trực tiếp nhiều ngành kinh tế chủ lực", TS. Nguyễn Bích Lâm chỉ rõ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính lo ngại hiện tượng buôn lậu nếu giảm thuế xăng dầu
Tổng chi phí xăng dầu trong tổng chi phí nền kinh tế chiếm đến 3,52%, trong đó có một số ngành chi phí xăng dầu chiếm rất cao, như khai thác thủy sản gần đây xăng dầu tăng cao đã khiến cho hoạt động này bị ảnh hưởng nặng, nhiều thuyền không thể ra khơi. Vậy nên, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, việc Bộ Tài chính đề nghị cắt giảm thuế cũng phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và giải pháp này cũng được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Trao đổi với báo Chính phủ, ông Lâm dẫn chứng, như ở Malaysia có chính sách trợ giá xăng dầu, kéo giá còn tương đương 13.000 đồng/lít để tạo dư địa cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mỗi nước có đặc thù riêng, để giữ cho nền kinh tế hạn chế ảnh hưởng, đặc biệt là sản xuất. Do đó, Việt Nam tùy vào điều kiện thu - chi ngân sách để có giải pháp phù hợp.
Chuyên gia cũng nhận định, Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi đang phát triển, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội với mức tăng trưởng cho cả giai đoạn là 6,5% - 7%. Với tình hình Việt Nam hiện nay, không cần thiết phải điều chỉnh mục tiêu lạm phát vì một số nhóm yếu tố. Tuy nhiên, dù không điều chỉnh mục tiêu lạm phát nhưng chúng ta biết được khó kiểm soát được lạm phát ở mức 4% thì Chính phủ nên có các kịch bản kinh tế vĩ mô cho từng mức độ 4,5% và 5% để chủ động trong giải pháp điều hành kinh tế.
Thảo luận