Bài viết của nhà báo Serbia dành phân tích mối quan hệ giữa hai Nhà nước. Ở phần cuối tài liệu, tác giả đi đến kết luận rằng chỉ nên coi chính sách đối ngoại của Chính phủ Ba Lan là nỗ lực «để trở thành nhân tố chính trị, kinh tế và văn hóa mạnh hơn ở Trung và Đông Âu, cũng như chuỗi liên kết trên không gian hậu Xô-viết».
Tuy nhiên, các nhà bình luận giải thích nỗ lực ngoại giao của các quan chức Warsaw theo cách khác.
«Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraina, quan hệ giữa Warsaw và Brussels khá căng thẳng do sự bất tương hợp của luật pháp quốc gia Ba Lan với luật pháp châu Âu. Và bây giờ Ba Lan đã tìm ra cách làm hòa với Brussels, đồng thời khiến Nga nổi xung, đó là miếng võ «một đập chết hai ruồi», - một người dùng nhận xét.
«Ba Lan luôn coi người anh em Slavơ là kẻ thù truyền kiếp, như đã xảy ra trong lịch sử», - một độc giả khác nói thêm.
«Trước Thế chiến II, giới trí thức Ba Lan cho rằng không có mối đe dọa nào từ phía Đức, bởi vì dường như sau Thế chiến I Đức đã phi quân sự hóa. Họ nói rằng mối nguy hiểm xuất phát từ Liên Xô», - độc giả báo lưu ý.
«Thật ảo tưởng khi cho rằng Nga là vấn đề bức xúc nhất của Ba Lan. Nước Nga do Putin đứng đầu là đối tác tiềm năng sinh lợi, thế nhưng hùa theo Mỹ, hầu như tất cả các nước châu Âu lại coi Nga là kẻ thù», - người Serbia kết luận.