Đại dịch COVID-19

Bộ Y tế Việt Nam đưa ra 2 tình huống ứng phó với biến thể BA.5

HÀ NỘI (Sputnik) - Trước tình hình biến thể BA.5 xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đã đề xuất phương án ứng phó với các tình huống chống dịch Covid-19 trong dự thảo mới nhất.
Sputnik
Mới đây, cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo 2 biến thể phụ BA.4 và BA.5 sẽ lây lan rộng. Biến chủng này có khả năng làm gia tăng số người lây nhiễm cần nhập viện điều trị hoặc tử vong và điều này sẽ gây áp lực cho nền y tế.
Theo các chuyên gia y tế, dù các loại vắc-xin khác nhau, có hiệu lực bảo vệ khác nhau, nhưng đều giúp giảm tỉ lệ bệnh nặng, ca tử vong.
"Khi so sánh giữa người đã mắc và tiêm hoặc không tiêm sau khi mắc thì kháng thể và thời gian bảo vệ của người mắc bệnh và tiêm sau mắc sẽ lâu hơn", đại diện Bộ Y tế chia sẻ.
Trước tình hình biến thể BA.5 xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế cũng đề xuất phương án ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 năm 2022-2023 trong dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch.
Đại dịch COVID-19
Việt Nam phát hiện biến thể phụ BA.5 Omicron, Bộ Y tế nói vụ phải ký cam kết tiêm vaccine
Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng. Các biện pháp phòng chống dịch sẽ được giảm dần, tương tự như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.
Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong.
Đại dịch COVID-19
Nhân viên y tế đồng loạt nghỉ việc trước bối cảnh Việt Nam phát hiện biến thể BA.5 Omicron
Bộ Y tế cho rằng, việc phòng chống dịch phải linh hoạt theo chuyển biến dịch bao gồm cả nhóm A và nhóm B. Vì vậy, các biện pháp đáp ứng chống dịch điều chỉnh chuyển dần từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B để thích ứng linh hoạt việc kích hoạt trở lại các biện pháp phòng, chống dịch mạnh, quyết liệt khi SARS-CoV-2 biến đổi.
Thảo luận