Các biện pháp trừng phạt của Mỹ góp phần thúc đẩy Trung Quốc phát triển sản xuất của riêng mình

Các nước G7 do Mỹ dẫn đầu đang nói về sự cần thiết phải tạo ra các chuỗi cung ứng “tách biệt” khỏi Trung Quốc. Hoa Kỳ đang tham gia vào một cuộc đối đầu công nghệ với Trung Quốc, hạn chế khả năng của Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ và kêu gọi các đồng minh có những hành động tương tự.
Sputnik
Không giống như các quan chức và thượng nghị sĩ, giới kinh doanh Mỹ hiểu rõ rằng, nếu không có Trung Quốc, các công ty Mỹ sẽ không có tiền để nghiên cứu và phát triển thêm, - chuyên gia Li Kai từ Đại học Tài chính Sơn Tây (Trung Quốc) nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Nền kinh tế Trung Quốc vượt qua đại dịch tốt hơn dự kiến
Trong chuyến thăm tới thành phố Vũ Hán, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng, phải có công nghệ của riêng mình, và phải có công nghệ mạnh, đây là cơ sở của sức mạnh và an ninh quốc gia. Ông cho rằng, Trung Quốc cần thực hiện đầy đủ, chính xác và toàn diện khái niệm phát triển mới, thực hiện sâu rộng chiến lược phát triển dựa trên đổi mới, không ngừng nâng cao tính độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế, tạo ra công nghệ mới và công nghiệp mới, mở ra các lĩnh vực mới trong sự phát triển kinh tế, tìm kiếm những đường lối mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường quốc tế. Nhà lãnh đạo Trung Quốc tái khẳng định mục tiêu được vạch ra trong kế hoạch phát triển 5 năm. Nghiên cứu và phát triển nội bộ trở thành một ưu tiên. Trung Quốc càng độc lập với công nghệ nước ngoài thì mô hình phát triển mới của Trung Quốc càng đáng tin cậy.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã từ lâu nói về ưu tiên phát triển đổi mới sáng tạo trong nước

Vào năm 2006, Kế hoạch trung và dài hạn phát triển KHCN giai đoạn 2006-2020 đã đưa ra khái niệm “sự đổi mới của riêng Trung Quốc”. Các nhà chức trách CHND Trung Hoa hiểu rằng, Trung Quốc sẽ không thể mãi là công xưởng toàn cầu. Trong khi mức sống của người dân và nền kinh tế của đất nước ngày càng tăng, thì vị trí của Trung Quốc sẽ bị các nước có trình độ phát triển thấp hơn chiếm giữ. Mặt khác, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sử dụng tiềm năng công nghiệp của mình để đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng, để có như vậy Trung Quốc cần phải tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn trong nước, vì nếu không có những đổi mới “của riêng Trung Quốc” thì nhiệm vụ này không thể thực hiện được.
Ở Trung Quốc nói về thất bại của phương Tây trong cuộc chiến kinh tế chống Nga
Sau đó, chương trình phát triển đổi mới sáng tạo đã có những đường nét cụ thể hơn. Một số chương trình mục tiêu của Trung Quốc, bao gồm “Sản xuất tại Trung Quốc – 2025”, “Tiêu chuẩn Trung Quốc – 2035”, “Kế hoạch phát triển AI thế hệ tiếp theo”, v.v. phác thảo các ngành cụ thể cần có những thành tựu đột phá, mô tả các nguyên tắc chung để thực hiện các mục tiêu này. Tất nhiên, chính quyền Bắc Kinh không quên cung cấp tài trợ cho những mục tiêu chiến lược này. Theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đến năm 2025, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển sẽ tăng hơn 7% mỗi năm. Đồng thời, tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu cơ bản trong tổng đầu tư cho R&D nên tăng từ 6% lên 8%. Trung Quôc đặc biệt chú trọng đến các công nghệ đột phá như sản xuất chip, kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học, v.v.

Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc tạo các điểm nhấn này

Chính trong những lĩnh vực này, đặc biệt là sản xuất chip, Trung Quốc tụt hậu so với Hoa Kỳ. Chính quyền của cựu Tổng thống Trump đã phát động cuộc chiến công nghệ chống lại Trung Quốc. Mỹ đã hạn chế khả năng của Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn tiên tiến. Hơn nữa, Hoa Kỳ sử dụng quyền lực tài phán ngoài lãnh thổ của mình và cố gắng hạn chế việc cung cấp các thành phần và công nghệ liên quan cho Trung Quốc, ngay cả thông qua các nước thứ ba. Theo Washington, nếu sự phát triển của Trung Quốc không được kiềm chế ngay bây giờ, Hoa Kỳ sẽ mất đi vị thế dẫn đầu về công nghệ, cùng với sự thống trị trong hệ thống tài chính toàn cầu đã từng giúp Hoa Kỳ trở thành siêu cường bá chủ thế giới.
Tuy nhiên, giới doanh nghiệp Mỹ không chia sẻ quan điểm của các nhà chính trị về sự cần thiết phải tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Xét cho cùng, Trung Quốc vẫn là nước tiêu thụ chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu gần 400 tỷ USD chất bán dẫn. Vì vậy, các công ty công nghệ Mỹ đang chi hàng triệu đô la để vận động hành lang dỡ bỏ một số hạn chế thương mại với Trung Quốc. Ví dụ, lệnh cấm cung cấp chip của Huawei cuối cùng đã được áp dụng cho các sản phẩm kỹ thuật số cũ hơn và các hạn chế chỉ áp dụng cho các sản phẩm liên quan đến 5G.
Hoa Kỳ đưa 5 công ty Trung Quốc vào «sổ đen» vì «tội» hợp tác với quân đội Nga
Giới doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận thức rõ rằng, nếu không có thị trường Trung Quốc thì sẽ không có kinh phí cần thiết để nghiên cứu và phát triển thêm, - chuyên gia Li Kai, Phó Giáo sư Đại học Kinh tế và Tài chính Sơn Tây, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Các nhà doanh nghiệp Mỹ hiểu rõ rằng, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các linh kiện và công nghệ nhập khẩu sẽ giảm trong tương lai. Do đó, ngay bây giờ, trước khi quá muộn, họ cần phải khai thác tối đa lợi nhuận từ thị trường Trung Quốc để tạo ra nguồn dự trữ cạnh tranh cho tương lai. Hơn nữa, những hạn chế của Mỹ đối với Trung Quốc không thể cản trở sự phát triển công nghệ của đất nước, chuyên gia Li Kai lưu ý.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với lĩnh vực công nghệ Trung Quốc góp phần thúc đẩy Trung Quốc tăng tốc phát triển các cơ sở sản xuất của riêng mình. Theo ước tính của Bloomberg, 19 trong số 20 công ty ngành công nghiệp chip phát triển nhanh nhất thế giới trong 4 quý qua đến từ Trung Quốc. Tổng doanh thu từ các nhà sản xuất và thiết kế chip có trụ sở tại Trung Quốc đã tăng 18% hồi năm 2021 lên mức kỷ lục hơn 150 tỷ USD. Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC đã báo cáo doanh số bán hàng quý tăng 67% - năng động hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh lớn nhất thế giới GlobalFoundries Inc. và TSMC. Theo IC Insights, đến năm 2026, cứ 5 con chip mà các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng thì sẽ có một con chip được sản xuất trong nước.
Thảo luận