Sáng kiến của G7 Đối tác Cơ sở hạ tầng và Đầu tư toàn cầu có thể mang lại những gì cho Đông Nam Á?

Mối quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu sẽ tạo ra tiếng vang trong khu vực, nhưng phạm vi đầy đủ của sáng kiến mới vẫn chưa rõ ràng, The Diplomat viết.
Sputnik

Sáng kiến ​​mới là gì?

Tuần này, trong hội nghị thượng đỉnh ở Đức, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo các nước G7 khởi động Sáng kiến Đối tác Cơ sở hạ tầng và Đầu tư toàn cầu (Partnership for Global Infrastructure and Investment - PGII).
Nhà Trắng tuyên bố: Mỹ sẽ phân bổ 200 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để tài trợ cho cơ sở hạ tầng cần thiết ở các nước đang phát triển trong phạm vi dự án. Tài chính theo kế hoạch sẽ được huy động thông qua các khoản trợ cấp, tài trợ liên bang và đầu tư tư nhân. Tổng cộng, các nước G7 dự kiến ​​sẽ chi 600 tỷ USD cho sáng kiến ​​này vào năm 2027.
PGII sẽ tập trung vào 4 ưu tiên:
chống biến đổi khí hậu;
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số;
thúc đẩy bình đẳng và công bằng giới;
phát triển, hiện đại hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe.
G7 tập trung vào Trung Quốc và Nga
Sáng kiến ​​này, theo một nghĩa nào đó, là sự tiếp nối và mở rộng của chiến lược Xây dựng thế giới tốt đẹp hơn (Build Back Better World - B3W) do tổng thống Biden đưa ra năm ngoái như một giải pháp thay thế chiến lược cho Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.

Lợi ích cho Đông Nam Á

Trong khi dự án vẫn đang trong giai đoạn sơ bộ, PGII có tiềm năng cung cấp nhiều dịch vụ cho khu vực Đông Nam Á. Hai điều có thể mang đến lợi ích đặc biệt. Đầu tiên, 600 triệu USD sẽ được chi cho tuyến cáp toàn cầu viễn thông dưới biển nối Đông Nam Á với Tây Âu qua Trung Đông. Thứ hai, Hoa Kỳ, thông qua USAID, đầu tư 49 triệu USD vào Đông Nam Á để củng cố lưới điện của khu vực, là một khía cạnh của chương trình mà dự kiến kết quả tài trợ ​​cuối cùng sẽ nhận được 2 tỷ USD.
Bắc Kinh kêu gọi các nước G7 ngừng can thiệp vào vấn đề Đài Loan
Mỹ và đồng minh cuối cùng cũng nhận thức được cách tốt nhất để tương tác với các nước Đông Nam Á là bằng ngôn ngữ kinh tế. Vào tháng 5, Mỹ đã khởi động Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) với sự ủng hộ của 7 quốc gia Đông Nam Á, mặc dù còn thiếu nhiều chi tiết trong sáng kiến kinh tế này. Trước đó tại Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN vào tháng 5, Hoa Kỳ đã cam kết phân bổ cho khu vực 150 triệu USD về hợp tác hàng hải, năng lượng sạch và chống đại dịch.

Phát triển cơ sở hạ tầng

Đối với Mỹ và các đồng minh G7, PGII là động thái chiến lược nhằm lấp đầy khoảng trống cơ sở hạ tầng toàn cầu trong bối cảnh suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 và xung đột Nga - Ukraina. Đông Nam Á luôn sẵn sàng tiếp nhận bất kỳ sáng kiến ​​hoặc chương trình kinh tế nào, bất kể chúng do ai đề xuất.
Để PGII mới ra mắt có thể tận dụng tối đa khả năng của khu vực Đông Nam Á, phải "tính đến khoảng cách về cơ sở hạ tầng", đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số trong khu vực. Bản báo cáo năm 2017 của Ngân hàng Phát triển Châu Á khẳng định để cơ sở hạ tầng Đông Nam Á theo kịp tốc độ tăng trưởng hiện tại, khu vực này sẽ cần 184 tỷ USD đầu tư mỗi năm; đến năm 2030, sẽ đạt 2,7 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, do khối lượng sản xuất trong khu vực giảm khoảng 10% trong năm nay so với mức trước COVID-19, các nước Đông Nam Á đang rất cần sự kích thích kinh tế mà việc phát triển cơ sở hạ tầng có thể mang lại.
Sau kết quả hội nghị thượng đỉnh G7, người Mỹ gọi Biden là tổng thống tồi tệ nhất của Hoa Kỳ
Đông Nam Á cũng là nơi có thị trường kỹ thuật số lớn và phát triển, dự kiến đạt 350 tỷ USD vào năm 2025. Trong khi do vẫn tiếp tục giai đoạn phục hồi sau đại dịch, PGII cũng phải ưu tiên hỗ trợ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Cơ sở vật chất và công nghệ kém phát triển cần được thay thế bằng cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và phát triển. PGII cũng cần hợp tác chặt chẽ với ASEAN và kế hoạch kỹ thuật số của khối để thúc đẩy và cải thiện kết nối kỹ thuật số với mục đích hiện thực hóa tiềm năng kinh tế kỹ thuật số của khu vực.
Tất nhiên, tính đến khoảng cách về cơ sở hạ tầng công nghệ giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN là rất lớn, các phát triển trong chương trình PGII có thể tạo ra sự chênh lệch lớn hơn nữa nếu không được thực hiện đúng cách.

Khu vực cần sự đảm bảo

Mỹ và các đồng minh cần chú ý khu vực này không muốn cơ sở hạ tầng được thực hiện từ con số 0. Vì cáng kiến ​​"Vành đai và Con đường" vẫn đang tiếp tục ở hầu hết các nước Đông Nam Á, PGII nên hướng tới việc bổ sung vào sáng kiến ​​của các quốc gia khác và lấp đầy những khoảng trống về cơ sở hạ tầng.
Xét đến sự phụ thuộc ngày càng tăng của khu vực vào Trung Quốc trong phát triển cơ sở hạ tầng, PGII có thể hữu ích cho Đông Nam Á, cung cấp cho khu vực này thêm không gian hành động giữa các nước khác nhau nhằm theo đuổi lợi ích riêng của mỗi quốc gia. Điều này đề cập đến cách tiếp cận của khu vực đối với công nghệ 5G, nơi các nước có nhiều lựa chọn. Malaysia và Singapore đang hợp tác với Ericsson, Indonesia đang nghiêng về công nghệ Huawei và Việt Nam đang hợp tác với các nhà phát triển 5G ngoài Trung Quốc để xây dựng công nghệ của riêng mình.
Ấn Độ và Trung Quốc sẽ ngăn cản kế hoạch của G7 chống lại dầu Nga
Như vậy, PGII cần hướng tới việc tạo ra một giải pháp thay thế thích hợp có thể đối trọng với "Vành đai và Con đường" ở Đông Nam Á và giúp lấp đầy khoảng trống về cơ sở hạ tầng mà nhiều quốc gia phải đối mặt trong thời kỳ sau đại dịch. Có thêm lựa chọn là điều mà khu vực sẽ đánh giá cao khi nhu cầu về cơ sở hạ tầng tăng vọt nhưng lợi ích quốc gia vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Nhiệm vụ khó khăn

Tuy nhiên, vẫn còn phải làm rõ PGII sẽ phát triển như thế nào và liệu có bất kỳ sự tiếp nối liên tục nào trong cam kết chiến lược của Mỹ hay không khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới vào tháng 11 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ được tổ chức vào năm 2024. Ấn phẩm lưu ý trong trường hợp ngược lại, có thể phải đối mặt với sự hồi sinh của chương trình "Nước Mỹ trên hết" do Donald Trump khởi xướng, đánh dấu bằng việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Chuyên gia: Trung Quốc đang xúc tiến ý tưởng về nhóm G7 mới gồm các nước BRICS
Ngoài ra, dự án tầm cỡ này cũng có những vấn đề nội tại riêng. Việc thực hiện không bao giờ dễ dàng như "cuộc dạo chơi trong công viên" nhưng đặc biệt khó khăn khi sáng kiến ​​này ảnh hưởng đến 7 nền kinh tế lớn với nhiều lợi ích khu vực. Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc do nhà nước đề ra và được thực hiện bởi các tập đoàn quốc doanh, do đó có thể mang lại kết quả nhanh chóng. Liệu PGII có thể đạt được thành quả tương tự hay không, điều này vẫn còn phải xem xét.
Trên thực tế, sáng kiến ​​này có thể trở thành một chiến lược nửa vời nếu G7 không đưa ra được kế hoạch thực thi phù hợp. Với những vấn đề và bất ổn chính trị nội bộ của Mỹ, khó khăn trong việc quản lý lợi ích nhiều mặt của mỗi quốc gia, Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, phức tạp.
Thảo luận