«Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ là hoàn toàn quan trọng trong việc giải quyết tình hình, họ đang huy động mọi nỗ lực có thể, xin cảm ơn Tổng thống Erdogan vì những cố gắng đó. Nhưng khả năng đưa ngũ cốc ra còn tuỳ thuộc vào sự đồng ý của phía Nga. Vương quốc Anh đề xuất phương án rà phá bom mìn thuỷ lôi, chúng ta cũng đề xuất dành bảo hiểm cho những con tàu cần thiết để vận chuyển ngũ cốc», - ông Johnson tuyên bố trong bài phát biểu tại Nghị viện Anh.
Theo ông, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng những con đường đối trọng thay thế để xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraina, «nếu như không thể sử dụng eo biển Bosphorus».
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, London đang cố gắng tìm cớ để Hải quân Hoàng gia Anh xâm nhập vào Biển Đen và gần như phụ trách toàn bộ quy trình giải phóng ngũ cốc từ các hải cảng mà Ukraina gài mìn.
Các lệnh trừng phạt đối với Nga và nạn đói
Các nước phương Tây tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina.
Theo người phát ngôn Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ Thomson Peary, tình hình ở Ukraina có thể dẫn đến nạn đói toàn cầu. Ông lưu ý rằng lưu vực Biển Đen là một trong những khu vực quan trọng nhất để sản xuất ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp, Ukraina và Nga chiếm 30% lượng lúa mì xuất khẩu trên thế giới, 20% lượng ngô xuất khẩu và 76% nguồn cung hướng dương, vì vậy bất kỳ sự gián đoạn trong sản xuất hoặc nguồn cung có nguy cơ làm tăng giá.
Ai là người chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng lương thực?
Ngược lại, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng Matxcơva không cản trở việc xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraina: các vấn đề hậu cần nảy sinh do lỗi của Kiev, quân đội Ukraina đã gài mìn tại các cảng biển của họ.