Liệu Ấn Độ và ASEAN có thể dựa vào nhau khi đối mặt với sự cạnh tranh quyền lực Trung-Mỹ?

Ấn Độ, quốc gia được ASEAN coi là nước độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc, có thể giúp củng cố lòng tin chiến lược, tạp chí The Diplomat viết.
Sputnik
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, người vừa tới New Delhi dự Hội nghị Đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ vào ngày 16-17 / 6, nói rằng, "đối với Ấn Độ, ASEAN đóng vai trò ngày càng lớn". Ông cho rằng, Ấn Độ là đối tác rất quan trọng của ASEAN bởi vì Ấn Độ tham gia ngày càng sâu rộng vào nhóm QUAD và tham gia sáng kiến của Hoa Kỳ Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF).
Nếu New Delhi có thể thuyết phục các nhà lãnh đạo ASEAN rằng sự tôn trọng đối với vai trò trung tâm của ASEAN không chỉ là những lời tuyên bố, thì đó sẽ là một thắng lợi cho các nhà đầu tư lớn của Ấn Độ trong việc thực hiện chiến lược của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ấn Độ trở thành người ngoài cuộc trong khu vực vì nước này rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), quyết định đó làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả kinh tế của quốc gia này.
Trung Quốc và ASEAN muốn giải quyết các vấn đề an ninh mà không có sự can thiệp từ bên ngoài
The Diplomat lưu ý, thực tế lịch sử cho thấy rằng, các liên kết địa chính trị phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Vì hiện nay ASEAN nhận thấy rõ có những căng thẳng nội bộ, hiệp hội đang cố gắng để tránh bị đốt cháy bởi hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc đang tranh cãi với nhau. Tình hình tương tự với Ấn Độ và Trung Quốc, căng thẳng ngày càng tăng giữa New Delhi và Bắc Kinh do tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển đang tăng cao vì trong khu vực lân cận có sự bất ổn chính trị. Điều đó phức tạp hóa sự lựa chọn chiến lược của New Delhi.
Tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo ASEAN, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết:

“Khi thế giới đang tiến tới sự cân bằng, đa cực và toàn cầu hóa, Ấn Độ và ASEAN phải suy nghĩ xem điều này có ý nghĩa như thế nào đối với mối quan hệ của họ”.

Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là một sự cạnh tranh “có hệ thống”

Tại Đối thoại Shangri-La 2022, tất cả các nước ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều bày tỏ sự lo ngại về cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhiều người gọi đây là “sự cạnh tranh có hệ thống”. The Diplomat lưu ý, những gì được coi là nội dung hợp lý có thể chấp nhận được trong việc tạo ra sự chia rẽ chiến lược giữa một bên là Trung Quốc và bên khác là Mỹ, không nhận được nhiều sự ủng hộ ở phần lớn châu Á.
Trong khi báo chí thế giới tập trung vào lời cảnh báo đáng ngại của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio “Ukraina hôm nay có thể là Đông Á vào ngày mai” hay lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về việc Trung Quốc sẽ "đánh" Mỹ đến tận cùng để ngăn Đài Loan tuyên bố độc lập, thì trên thực tế chính các nước Đông Nam Á liên tục bị các cường quốc cáo buộc là thiếu kiềm chế chiến lược, và nhấn mạnh sự cần thiết của những thỏa thuận.
Cách Việt Nam và Ấn Độ tăng cường quan hệ quốc phòng
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã nói về điều này, ám chỉ những vấn đề mới ở châu Á làm trầm trọng thêm tình hình ở châu Âu với các tình huống xấu nhất bao gồm Đài Loan và biên giới Trung Quốc-Ấn Độ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, châu Á bác bỏ câu chuyện về cuộc đấu tranh có hệ thống này. Ông nói rằng, châu Á sẽ làm tốt nếu truyền đạt rõ ràng thông điệp như sau: "đây không phải là cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa các nền chuyên quyền và nền dân chủ (...) Các nước châu Á quá đa dạng và đa nguyên, và sẽ có rất ít người muốn dàn xếp một cuộc chiến vương quyền".
Tuy nhiên, bài phát biểu đầy cảm xúc của ông Inia Batikoto Seruiratu, người đứng đầu bộ phận an ninh quốc gia của Fiji, đã cung cấp một kiểm tra thực tế rất cần thiết cho trò chuyện này khi ông nói:

“Trên Lục địa Thái Bình Dương Xanh của chúng tôi, súng máy, máy bay chiến đấu, tàu xám và tiểu đoàn xanh không phải là mối quan tâm chính về an ninh của chúng tôi. Mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của chúng tôi là biến đổi khí hậu".

Điều hết sức quan trọng là để các cường quốc hàng đầu trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chú ý đến lời kêu gọi này khi đặt ra các ưu tiên của khu vực.
Đại tướng Phan Văn Giang tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 16
Sáng kiến ​​Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ được công bố tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) năm 2019, phù hợp với tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của ASEAN. Bộ tứ QUAD đã tăng cường nỗ lực trong lĩnh vực này bằng cách thành lập một nhóm làm việc đối phó với biến đổi khí hậu và an toàn hàng hải. Hội nghị thượng đỉnh vừa qua của nhóm G7 đã công bố sáng kiến với tên gọi “Quan hệ đối tác về cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu” (PGII) trị giá 600 tỷ USD, theo đó Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam cùng những nước khác có thể nhận được nguồn vốn mới cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh. Sau khi Hoa Kỳ lại tập trung chú ý đến khu vực này, cùng với những nỗ lực gần đây của Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Pháp, Ấn Độ có thêm nhiều bạn bè có thể giúp New Delhi tìm ra những cách thức mới để hợp tác với ASEAN và đạt được những kết quả vượt ra ngoài quyền chọn nhị phân.
Có thể có rất nhiều hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp trong mối quan hệ đối tác. The Diplomat viết rằng, các chuyên gia đã ghi nhận những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng ở nhiều nhóm như vậy. Vì vậy, điều chính ở đây la tinh thần thoải mái của khu vực.

Cơ chế tiểu đa phương (minilateralism) là con đường phía trước, nhưng còn QUAD thì sao?

Có lẽ câu trả lời không nằm ở việc tái phát minh ra bánh xe, mà là ở cách Đông Nam Á vạch ra các ưu tiên hàng đầu và tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề của riêng mình và tìm ra những điểm tương đồng.
ASEAN ở đâu khi đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ gia tăng?
Ví dụ, tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Dato Seri Hishammuddin Tun Hussein đã nhấn mạnh sự cần thiết tìm kiếm các giải pháp tập thể. Ông đưa ra ví dụ để hiện thực hóa điều này - Thỏa thuận Hợp tác ba bên (TCA) năm 2016 giữa Malaysia, Indonesia và Philippines để hạn chế bắt cóc và hoạt động khủng bố của các nhóm chiến binh. Ông gợi ý rằng, nền tảng cho hợp tác an ninh rộng lớn hơn có thể được đặt trên cơ sở các khối nhỏ hơn ở cấp tiểu vùng. Nói về sự thành công của các liên minh nhỏ hơn như hình thức hoạt động Tuần tra Eo biển Malacca (MSP), ông lưu ý rằng, chìa khóa của nỗ lực này sẽ là "cách tiến tới dần dần".
Các liên minh dựa trên những vấn đề, trong đó chức năng chứ không phải hình thức xác định nội dung và cho phép hoạt động linh hoạt, các giải pháp tập thể và việc nâng cao năng lực đều là lý do khiến Ấn Độ tham gia vào một số nhóm khu vực hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trước sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Vậy Đông Nam Á sẽ có thái độ như thế nào đến việc giải quyết các vấn đề cụ thể cùng với những nhóm như Bộ tứ?
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã trả lời câu hỏi này:

“Năng lực của cơ chế này là như thế nào? Tầm quan trọng đang được quan tâm hiện nay là như thế nào, và điều quan trọng nhất, độ chắc chắn là như thế nào?”

Myanmar đề xuất tạo hành lang vận tải giữa EAEU và ASEAN qua lãnh thổ của mình

Hành động phải mạnh hơn lời nói

Nói cách khác, nhu cầu chung của cả hai bên về nền tảng trung gian có thể dẫn đến thỏa thuận và giúp tìm kiếm các giải pháp thay thế đáng tin cậy.
Trên cơ sở song phương, Ấn Độ và ASEAN đã xác định các lĩnh vực mà họ có thể làm được nhiều hơn, chẳng hạn như kỹ thuật số, công nghệ xanh, phát triển bền vững, thị trường carbon, cũng như việc cung cấp sự giúp đỡ cho Ấn Độ để đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu liền mạch và cung cấp lương thực. Các tổ chức như Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương (IORA) cần có những hành động chung. Tuy nhiên, các cơ chế hợp tác trên tiểu vùng sông Mekong đang tập trung vào việc mở rộng quan hệ, nên khắc phục sức ì trong mối quan hệ để thực hiện các nhiệm vụ chính.
Trung Quốc phản đối việc máy bay Mỹ bay qua Đài Loan
Hoạt động này có thể được bổ sung bởi các sáng kiến ​​như quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ nhằm giảm thiểu tác động của việc Trung Quốc xây dựng các con đập trên thượng nguồn sông Mekong chảy qua 5 quốc gia thành viên ASEAN. Nhà ngoại giao Singapore Bilahari Kausikan đã cảnh báo, những con đập này không chỉ gây ra nguy cơ môi trường mà “cùng với đường sắt và đường cao tốc Bắc-Nam, chúng có thể làm tăng sự phụ thuộc vào Bắc Kinh, điều này sẽ làm thay đổi chiến lược địa lý của Đông Nam Á và có thể biến đường biên giới giữa các nước Tây Nam Trung Quốc và Đông Nam Á thành các đường được vẽ trên bản đồ mà thôi”.
The Diplomat viết, hơn nữa, có vẻ như Ấn Độ biết điều gì đó về sự tiến bộ dần dần trong các nhóm nhỏ. Cách đây không lâu, các nhà phê bình đã gọi Ấn Độ là mắt xích yếu nhất trong QUAD vì sự tiến bộ dần dần của New Delhi trong việc tham gia vào chương trình nghị sự của nhóm và thái độ kiên trì, giữ vững lập trường không chọn bên nào.
Làm theo lời khuyên thực dụng của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia có thể là con đường tiến tới phía trước cho ASEAN:

“Cơ chế đa phương hay cơ chế tiểu đa phương - chúng ta không cần phải đặt cái này trên cái kia. Bạn có thể có cả hai”.

New Delhi được ASEAN coi là độc lập với cả Mỹ và Trung Quốc, có thể giúp củng cố lòng tin chiến lược này. Tuy nhiên, để New Delhi trấn an ASEAN, hành động của họ phải mạnh hơn lời nói.
Thảo luận