Sau Boris Johnson, chính khách nào của EU sẽ ra đi do khủng hoảng chính trị, ý thức hệ và kinh tế?

Sau Boris Johnson, có thể sắp tới có thể nhiều chính khách khách của EU, kể cả Mỹ sẽ lần lượt ra đi vì tư duy lỗi thời dẫn đến khủng hoảng chính trị, ý thức hệ và kinh tế. Đó là nhận xét của Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn - Chuyên gia phân tích An ninh - chính trị quốc tế kiêm Chủ tịch Diễn đàn Hoài niệm Liên xô khi trao đổi với Sputnik.
Sputnik

Căn bệnh e ngại, sợ Mỹ khiến Anh mất cả chủ quyền chính trị

Sputnik: Thưa Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, ông có bất ngờ khi nghe tin Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức mới đây? Vì sao vị Thủ tướng này phải ra đi? Phải chăng việc từ chức này là kết quả của “chiến lược sai lầm” khi hết mình ủng hộ Ukraina, bỏ bê đất nước?
Tôi hoàn toàn không bất ngờ. Sớm muộn, trước sau Boris Johnson sẽ ra đi. Tôi chỉ bất ngờ ngày ông tuyên bố giã từ sân khấu chính trị sớm hơn tôi dự đoán mà trước đó ít hôm, ông ấy khẳng định ông sẽ không từ chức trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng khi hàng loạt quan chức trong chính phủ nước này quyết định rời nhiệm sở. Bằng những lập luận nghe có vẻ khách quan, rằng đất nước cần ông ta trong giờ phút khó khăn.
Vì sao Boris Johnson phải ra đi?
Thứ nhất, nhiều quan chức “mất niềm tin” vào chính phủ đương nhiệm, đặc biệt các cộng sự;
Thứ hai, cuộc thăm dò của YouGov cho thấy, 69% số người được hỏi cho rằng Thủ tướng Boris Johnson nên từ chức. Cuộc khảo sát được thực hiện với 3.009 người Anh vào tối 5/7/2022, chỉ có 18% muốn ông Johson tiếp tục nắm quyền. Như vậy đại đa số cử tri người Anh muốn ông ta từ chức. Đây mới là là quan trọng bậc nhất, còn những chuyện bê bối trong sinh hoạt chỉ là giọt nước làm tràn ly.
Thứ ba, nguyên nhân sâu xa: đối nội và đối ngoại.
Về đối nội: ý nguyện của đảng Bảo thủ là cần có một nhà lãnh đạo mới của đảng. Hầu hết là các đồng minh thân cận của Thủ tướng Johnson gồm nhiều nghị sĩ từng ủng hộ ông trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm cách đây một tháng cũng lên tiếng cho rằng giờ là thời điểm thích hợp để ông ra đi để mở đường cho một thủ tướng mới.
Người viết tiểu sử tiết lộ Johnson sẽ có thể kiếm được bao nhiêu khi phát biểu trong các sự kiện
Vì sao cơ sự đến nông nỗi này? The Wall Street Journal cho hay: số liệu chính thức do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố gần đây cho thấy lạm phát trong năm của Anh đã lên mức cao nhất trong 40 năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lương người lao động, giá cả sinh hoạt của người dân và tạo thêm sức ép đối với Ngân hàng trung ương Anh (BoE) trong việc duy trì nâng lãi suất.
Cụ thể, lạm phát tại Anh đã tăng từ mức 9% trong tháng 4 lên 9,1% trong tháng 5 - mức cao nhất kể từ năm 1982. BoE dự báo lạm phát có khả năng sẽ tăng lên mức 11% trước cuối năm nay do giá năng lượng tăng mạnh. Chuyên gia ONS Grant Fitzner cho biết nguyên nhân khiến lạm phát tăng lên là do giá thực phẩm leo thang trong khi giá năng lượng đạt mức kỷ lục.
Việc lạm phát lập đỉnh cao nhất trong nhiều năm qua đang kéo theo cuộc khủng hoảng về giá sinh hoạt. Hàng chục ngàn công nhân đường sắt Anh đã xuống đường đình công với quy mô lớn nhất trong ngành trong 30 năm trở lại đây khiến hệ thống đường sắt Anh gần như tê liệt suốt nhiều ngày.Tiếp đến, áp lực tiếp tục gia tăng đối với đảng Bảo thủ và chính phủ của Thủ tướng B. Johnson khi kết quả cuộc bầu cử bổ sung hồi cuối tháng 6 năm 2022 cho thấy đảng này đã để thua ở hai khu vực bỏ phiếu quan trọng là Wakefield cùng Tiverton và Honiton.
Còn về đối ngoại: Uy tín quốc tế của Thủ tướng B. Johnson xuống thấp và bị các đồng nghiệp, đồng cấp nhiều quốc gia coi thường, bị chỉ trích gay gắt và bị chế nhạo sâu cay về năng lực của ông ta trong các vấn đề quan hệ quốc tế, trong đó có cả kiến thức lịch sử, như vấn đề Ukraina, Agentina và những vấn đề khác. Căn bệnh nan y của G7, EU nói chung và nước Anh nói riêng, quá lệ thuộc Mỹ đến mức có thể nói mất độc lập trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
Căn bệnh e ngại, sợ Mỹ đã làm họ mất cả chủ quyền chính trị. Tư duy lỗi thời từ chiến tranh lạnh dẫn đến khủng hoảng chính trị, ý thức hệ và kinh tế, dẫn đến B. Johnson và không chỉ có B. Johnson vì sắp tới có thể nhiều chính khách khác của EU, kể cả Mỹ sẽ lần lượt ra đi vì tư duy của họ lỗi thời và không giải quyết được các vấn đề đối nội đối ngoại. Với góc độ của một chuyên gia, tôi tin như thế.
Chúng ta hãy chờ xem khi mùa Đông ảm đạm đang tới gần và các kỳ bầu cử sắp đến ở các nước phương Tây.

Phương Tây đối đầu với Nga – một sai lầm khủng khiếp

Sputnik: Mới đây, bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, gọi “cú ngã ngựa” của ông Johnson là một dấu hiệu cho thấy sự suy tàn của phương Tây, mà theo bà là do khủng hoảng chính trị, ý thức hệ và kinh tế. Ông nghĩ sao về quan điểm này? Đặc biệt, Boris Johnson là một trong những nhà tư tưởng chính cho cuộc chiến chống lại Nga đến người Ukraina cuối cùng. Đến nay vị Thủ tướng này đã từ chức. Vậy theo Giáo sư, các nhà lãnh đạo châu Âu có nên suy nghĩ, xem xét lại liệu chính sách xem sẽ dẫn họ đi đến đâu? Và bài học nào cho chính sách và đường lối của phương Tây?
Tôi không coi “cú ngã ngựa” của ông Johnson là một dấu hiệu cho thấy sự suy tàn của phương Tây. Phương Tây còn lâu, rất lâu mới suy tàn. Đơn giản Chủ nghĩa tư bản không ngừng vận động và phát triển để thích nghi với bối cảnh quốc tế mới. Có chăng, “cú ngã ngựa” của ông Boris Johnson là hồi chuông cảnh tỉnh cho ai đó nếu cố tình đi theo vết xe đổ của đồng nghiệp, đồng cấp có mái tóc xù rất đặc trưng này.
Chuyên gia dự đoán về người kế nhiệm Boris Johnson
Trong cuộc họp báo ngày 7/7/2022, phát ngôn viên điện Kremlin, ông Dmitry Peskov khẳng định Matxcơva không quan tâm việc Thủ tướng Boris Johnson từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ cũng như từ chức thủ tướng Anh. Và ông cũng thẳng thắn, không dấu diếm rằng, với nhân vật này, Matxcơva trên thực tế cũng không thích nhà lãnh đạo này. Chắc chắn ông ta không được hoan nghênh ít nhất là ở Nga.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng việc ông B. Johnson từ chức là do khủng hoảng chính trị, ý thức hệ và kinh tế. Bà ấy đã nói rất đúng và rất chính xác.
Về nước Nga và phương Tây. Nhiều cái đầu nóng, tuy thông minh thật đấy nhưng rất tiếc lại chậm hiểu hoặc cố tình không muốn hiểu, rằng họ muốn tiêu diệt hoặc ít ra làm suy yếu nước Nga, bắt nước Nga phải quỳ gối, lệ thuộc vào họ. Fyodor Ivanovich Tyutchev đã nói: Chỉ có thể tin vào nước Nga (“В Россию можно только верить”). Phương Tây đã, đang và sẽ không tin tưởng vào nước Nga và họ đang gây chiến. Đó là một sự sai lầm khủng khiếp. Bài học về Napoleon Bonaparte và Adolf Hitler vẫn còn nóng hổi. CNapoleon và Hitler đều đã đem quân xâm lược Nga, tấn công thủ đô Matxcova, cả hai đều bị thất bại thảm hại. Và bây giờ, phương Tây đang cố tình đối đầu với Nga, đánh Nga đến người Ukraina cuối cùng. Đó là chiến lược thâm độc “thay màu da trên xác chết”, “Ukraina hoá chiến tranh”, giống như “Việt Nam hoá chiến tranh” những năm 60 của thế kỷ trước ở Việt Nam.

Mỹ sẽ tiếp tục dẫn dắt cuộc chơi

Sputnik: Vậy ông đánh giá thế nào về mgười cầm quyền sắp tới lên thay, chính sách của Anh với Ukraine có thay đổi?
Nước Nga ngày nay không phải là một nước Cộng sản nên không thể nói, đây là cuộc chiến về ý thức hệ, mà chỉ vì phương Tây, đặc biệt là Mỹ rất sợ mất địa vị bá chủ thế giới. Các nước châu Âu đã và đang xem xét lại chính sách của mình đối với Nga, chứ không chờ Boris Johnson từ chức rồi mới xem xét. Biểu hiện rõ nhất là nội các Bulgari đã thay đổi, Hungary đi theo một đường lối riêng và không phải ngẫu nhiên mà cựu tổng thống Moldova vạch rõ âm mưu của NATO dùng đất nước này làm nơi trung chuyển vũ khí cho Ukraina. Mới đây nhất, qua thăm dò đã có 89% người dân Mỹ không đồng tình với chính sách và cách điều hành của Biden.
Dù ai lên thay B. Johnson thì cũng phải làm theo Mỹ. Mỹ là người tiếp tục dẫn dắt cuộc chơi. Từ nay đến tháng 11 (bầu cử quốc hội Mỹ), có thể Biden sẽ thay đổi để ngăn không cho đảng Cộng hòa thắng. Đây cũng là vào giữa mùa đông ở châu Âu, các chính quyền của EU không thể cương mãi với Nga được. Hôm qua, tại Đức đã có ý kiến mở Nord Stream II, nếu không muốn nền kinh tế suy thoái nặng, người dân không đủ ấm và chính phủ không muốn đổ.
Thủ tướng Johnson bị cáo buộc sử dụng Ukraina để che giấu thất bại của mình
Người Anh có thể không đơn phương hỗ trợ vũ khí cho Ukraina nữa mà đưa việc hỗ trợ thành một phần của kế hoạch chung với EU và như thế có nghĩa là nếu Pháp hay Đức phản đối thì Anh cũng sẽ dừng mà không bị mất mặt, họ sẽ tăng các chương trình phúc lợi trong nước để hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng về kinh tế suy thoái và thế là sẽ dẫn tới cắt giảm ngân sách hỗ trợ cho Ukraina.
Những hành động đó, thực tế sẽ giúp nước Anh lùi lại việc cung cấp vũ khí, tiền bạc nhưng về phát ngôn thì họ sẽ không lùi, thậm chí còn nói mạnh hơn.
Còn Mỹ? Sắp tới kỳ bầu cử vào tháng 11/2022, và D. Trump đang trở lại mạnh mẽ. Cái mà D. Trump cần là Biden bỏ chạy ở Aghanistan - cái đó đã có và thua ở Ukraina (sắp có). Nói cách khác: ở Ukraina bây giờ, khả năng thắng của Mỹ là không có, thế nên Biden chỉ có thể cố gắng không bị thua thảm bại như ở Apghanistan, nếu không thì đảng của ông ta sẽ mất ghế tổng thống kỳ tới. Vì thế nếu không tin Ukraina thắng được thì vì quyền lợi đảng của mình, Mỹ-Anh sẽ ép Ukraina cầu hòa và sẽ nói đó là thắng lợi của Mỹ, Anh. Nhưng cầu hoà đâu dễ! Nga chỉ dừng khi các mục tiêu đề ra phải đạt được và Nga đủ sức mạnh kinh tế, quân sự để tiến hành Chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi đạt được mục đích. Đây là cục xương, Mỹ, Anh...rất khó nuốt.
Còn nếu có tái thiết Ukraina thì tiền sẽ từ EU là chính nhưng công ty Mỹ sẽ thắng thầu nhiều, hệt như tái thiết Iraq. Chấm dứt chiến tranh ở Ukraina và tạo ra công ăn việc làm cho công ty Mỹ-Anh, chỉ có EU là thua đơn thiệt kép.
Sputnik: Xin cảm ơn GS-TS Nguyễn Cảnh Toàn đã dành thời gian chia sẻ, phân tích cùng Sputnik!
Thảo luận