Mỹ đang thúc đẩy châu Á rơi vào tình trạng “đói năng lượng” theo gương châu Âu

Mỹ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) kêu gọi các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từ bỏ dầu mỏ của Nga và các công nghệ năng lượng mặt trời của Trung Quốc khi giải quyết các vấn đề về năng lượng. Điều này đã được công bố vào thứ Ba tại Diễn đàn Năng lượng Sydney.
Sputnik
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm nói rằng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraina, Mỹ và các đồng minh đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho nguồn cung năng lượng từ Nga. Bà Granholm cho rằng, tình hình xung quanh Ukraina đã làm nổi bật sự cần thiết phải giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Bà Granholm và ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đều cho rằng, không nên dựa vào nguồn cung bất kỳ công nghệ hoặc nhiên liệu nào từ một quốc gia, vì thế giới đã học được bài học từ việc mất nguồn cung cấp năng lượng từ Nga. Theo tạp chí The Australian Financial Review, ông Birol kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo, đặc biệt là phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc về công nghệ năng lượng mặt trời.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ tới châu Á để thảo luận về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga

Hoa Kỳ đang cố gắng chính trị hóa tất cả các lĩnh vực

Hoa Kỳ đang cố gắng chính trị hóa tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng, nhà khoa học chính trị Nga, nhà phân tích kinh tế độc lập Mikhail Belyaev lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

“Những tuyên bố như vậy tại Diễn đàn Sydney bị chính trị hoá và cho thấy tham vọng toàn cầu của Hoa Kỳ nhằm duy trì sự thống trị chính trị và kinh tế của họ trên thế giới. Nhưng, về mặt khách quan, Hoa Kỳ sẽ không thể làm được điều này. Khi đưa ra những tuyên bố về sự cần thiết phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng, họ cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của các nước châu Á khỏi vai trò của chính họ trong cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu."

Trung Quốc và Thái Lan sẵn sàng kết nối châu Á với châu Âu bằng đường sắt

"Châu Á đã cảm nhận thấy hậu quả đầu tiên và rất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này - giá năng lượng tăng cao. Tình trạng “đói năng lượng” ở châu Á sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Hoa Kỳ đã đẩy các nước trong vùng ảnh hưởng của họ vào cuộc khủng hoảng này, và giờ đây họ đang cố gắng làm điều tương tự với các nước Châu Á. Đối với Mỹ, các quốc gia này chỉ là những"con tốt" trong trò chơi địa chính trị của họ”.

Bên lề Diễn đàn Sydney, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ nói với các phóng viên rằng, các quốc gia có cùng giá trị nên phát triển chuỗi cung ứng của riêng mình vì lợi ích an ninh năng lượng của họ. Đồng thời, bà bày tỏ lo ngại rằng, bất chấp các giá trị chung, nhiều công nghệ và chuỗi cung ứng của Trung Quốc có thể khiến nhóm nước này dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi Bắc Kinh.
Kịch bản của Mỹ về việc chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng gợi nhớ đến mối nguy cơ mà Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo khi phát biểu tại Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm thứ Hai.
Truyền thông tiết lộ lượng dầu của Mỹ xuất khẩu sang châu Âu và châu Á

"Chúng ta nên tách khu vực này khỏi những tính toán địa chính trị, khỏi việc bị sử dụng như quân cờ và khỏi việc bị ép buộc. Tương lai khu vực của chúng ta nên nằm trong tay chính chúng ta", - Bộ trưởng Trung Quốc nói.

Trung Quốc - quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu pin năng lượng mặt trời

Ngày nay, Trung Quốc chiếm 80% chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghệ năng lượng mặt trời, đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 95%. Trên thực tế không có sự thay thế nào cho Trung Quốc, và các nước Châu Á không cần phải tìm kiếm sự thay thế, chuyên gia Mikhail Belyaev nói:

“Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu pin năng lượng mặt trời và dịch vụ trong các ngành liên quan. Việc tìm kiếm nguồn cung mới trên thị trường thế giới để thay thế công nghệ và dịch vụ của Trung Điều là một nhiệm vụ khá khó thực hiện. Các chính trị gia có thể nói bao nhiêu tùy thích về việc đa dạng hóa nguồn cung, nhưng quy luật cơ bản của thương mại là quy luật lợi thế so sánh."

Trung Quốc kiên quyết phản đối phiên bản Châu Á - Thái Bình Dương của NATO

"Các tấm pin năng lượng mặt trời từ Nhật Bản, Đức, Mỹ không thể thay thế sản phẩm Trung Quốc trên thị trường các nước châu Á cả về khối lượng nhập khẩu và hơn nữa về tỷ lệ giá cả - chất lượng. Đây không phải là những “tay chơi” có thể so sánh ngang bằng trên thị trường toàn cầu, bất kể các chuyên gia kêu gọi đa dạng hóa như thế nào. Họ nói lên những ý tưởng của mình tùy theo định hướng chính trị của diễn đàn mà họ phát biểu, mặc dù họ nhận thức rõ rằng họ buộc phải nói dối”.

Những lời kêu gọi phát triển "nền kinh tế xanh" và từ bỏ dầu mỏ, khí đốt và than đá từ Nga đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có ở châu Âu. Phương Tây không muốn và không thể thừa nhận rằng, trên thực tế, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng này không phải là cuộc khủng hoảng Ukraina, mà là những tính toán sai lầm của họ trong chiến lược năng lượng. Ý định của họ phá hoại nền kinh tế Nga bằng cách giảm nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng đã gây ra “nạn đói năng lượng” ở châu Âu. Xét theo các bài phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng Sydney, sự kiện do IEA tổ chức với sự hỗ trợ của chính phủ Úc, triển vọng tương tự đang được chuẩn bị cho các quốc gia châu Á. Trong trường hợp này cũng vậy, lợi ích an ninh năng lượng của châu Á bị cuộc đối đầu địa chính trị của phương Tây với Nga và Trung Quốc “bắt làm con tin”.
Thảo luận