“Từ vị thế là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới vươn lên thành một thị trường mới nổi năng động, Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro ngày một nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, đe dọa mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045”, - Ngân hàng Thế giới lưu ý.
“Trả giá đắt”
“Việt Nam nên áp dụng một mô hình phát triển mới dựa trên hai nền tảng - thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng khả năng chống chịu, cũng như giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách khử cacbon trong quá trình tăng trưởng và định hướng nền kinh tế khỏi năng lượng sử dụng nhiều carbon”, - báo cáo nêu.
Việt Nam tiên phong và nghiêm túc thực hiện cam kết COP26
“Một mũi tên trúng hai đích”
“Việt Nam cần có lộ trình “khử” carbon, tiến tới mục tiêu phát thải khí nhà kính ròng bằng “0” vào năm 2050”, - WB nhấn mạnh và lưu ý nhiệm vụ trọng tâm là Việt Nam cần kết hợp chuyển đổi mạnh mẽ hơn sang năng lượng tái tạo với các giải pháp trong lĩnh vực giao thông, nông nghiệp và công nghiệp; cải thiện hệ thống giao thông công cộng và áp dụng khắt khe đối với các phương tiện xe cơ giới.
“Đây là "một mũi tên trúng hai đích", khi vừa thực hiện được các cam kết quốc tế, vừa phát triển được năng lực, công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp có thị trường rất lớn trong và ngoài nước này”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
“Cần quyết tâm cao hơn nữa, coi đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển công nghệ và công nghiệp năng lượng mới, có một chiến lược cho việc này”, - Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu tính toán lợi ích tổng thể của từng ngành, giữa các ngành và của quốc gia, dân tộc, chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng và tránh những hạn chế, bất cập trong các công việc trước đây đã làm, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ.