Sao xung hay pulsar là các sao neutron quay tốc độ cao phát ra các xung bức xạ điện từ theo chu kỳ nghiêm ngặt, chúng được hình thành trong các vụ nổ siêu tân tinh từ lõi phát nổ của các ngôi sao lớn đang chết dần. Do mật độ cao và quay nhanh, chúng được cho là sẽ cung cấp cho các nhà khoa học những điều kiện lý tưởng để nghiên cứu các định luật vật lý.
"Việc nghiên cứu và quan sát bằng kính thiên văn vô tuyến FAST đã bước vào thời kỳ hoàng kim do thiết bị hoạt động ổn định", - kỹ sư trưởng của FAST, ông Jiang Peng nói, Tân Hoa Xã dẫn lời ông.
Do có đủ thời gian quan sát và khả năng thu nhận vượt trội đã cho phép FAST hoạt động tốt hơn các kính viễn vọng vô tuyến khác, ông Jiang Peng nói.
Kính thiên văn vô tuyến FAST là gì?
Sáng kiến xây dựng kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ FAST (Five hundred meter Aperture Spherical radio Telescope) được các chuyên gia Trung Quốc đề xuất năm 1994. Việc xây dựng kính thiên văn có diện tích tương đương với diện tích của 30 sân bóng đá (chu vi 1,6 km và đường kính 500 mét), bắt đầu vào tháng 3 năm 2011. FAST được khởi động tháng 9 năm 2016 tại khu vực miền núi hẻo lánh của quận tự trị Bùi Miêu, tỉnh Quý Châu. Đây là dự án thiên văn học tốn kém nhất của Trung Quốc cho đến nay, với chi phí 1,2 tỷ nhân dân tệ (180 triệu USD). FAST chính thức bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 2020 và được coi là kính thiên văn vô tuyến nhạy nhất trên thế giới.