LHQ kêu gọi thế giới lên tiếng trước việc hành quyết những người chống đối ở Myanmar

MOSKVA (Sputnik) - Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Nhân quyền tại Myanmar Tom Andrews cho biết trên Twitter rằng việc Myanmar hành quyết bốn nhân vật đối lập nên là một "bước ngoặt" để cộng đồng quốc tế phản ứng trước cuộc khủng hoảng ở nước này.
Sputnik
Cổng thông tin đối lập Ayeyarwaddy của Myanmar hôm thứ Hai dẫn thông báo chính thức từ giới chức quân sự nước này cho biết, 4 người ủng hộ phong trào chống chính phủ đã bị hành quyết ở Myanmar. Tin lưu ý rằng bản án tử hình của bốn nhà hoạt động đã được thực thi vào cuối tuần qua.

"Tôi rất đau lòng trước tin tức rằng cựu nghị sĩ (Pyo) Zeya To và nhà hoạt động lâu năm Ko Jimmy đã bị hành quyết cùng với hai người khác hôm nay. Các quốc gia là thành viên của LHQ phải tưởng niệm họ và biến hành động hành quyết xấu xa này trở thành bước ngoặt trong phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng nà", - Andrews viết.

Ko Jimmy là ai?

Ko Jimmy, 53 tuổi, là một nhà văn và nhà hoạt động, từng tham gia cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1988 chống lại chính quyền quân sự, đã phải ngồi tù 20 năm dưới thời chính quyền quân sự trước đây với tội danh chống chính phủ. Sau khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trở lại vào tháng 2 năm 2021, ông đã bị bắt vì đăng thông điệp trên mạng xã hội kêu gọi chống lại chính quyền quân sự.

Rapper đầu tiên của Myanmar

Pyo Zeya To, người đã bước sang tuổi 41 vào tháng 3, là rapper Myanmar đầu tiên và là nghị sĩ Myanmar từ năm 2012 đến năm 2021 đại diện cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền trước đây. Ông bị buộc tội khủng bố và tổ chức các nhóm có vũ trang bất hợp pháp chống chính phủ.
Tư cách thành viên ASEAN của Myanmar: chấm dứt hay duy trì?

Vụ đảo chính năm 2021

Quân đội Myanmar lên nắm quyền vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, sử dụng cơ chế hiến pháp để chuyển giao quyền lực trong trường hợp khẩn cấp. Họ cáo buộc đảng NLD cầm quyền trước đây đã gian lận cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm 2020 ở Myanmar có lợi cho mình. Các nhà chức trách dân sự từ chối ghi nhận kết quả điều tra của quân đội về cáo buộc gian lận bầu cử, cũng như không tiến hành cuộc điều tra của riêng họ.
Ngay ngày đầu tiên sau khi chuyển giao quyền lực, quân đội đã bắt giữ các nhà lãnh đạo dân sự của đất nước, khởi tố một số vụ án hành chính và hình sự chống lại họ, chặn phiên họp đầu tiên của kỳ họp đầu tiên do quốc hội mới được bầu trong cuộc bầu cử tháng 11 tổ chức, sau đó giải tán ủy ban bầu cử quốc gia và thành lập một ủy ban mới, tuyên bố rằng chính phủ sẽ lại chuyển giao cho chính phủ dân sự sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp, được áp dụng trong hai năm và cho tới khi tiến hành các cuộc bầu cử mới.
Bất chấp những mâu thuẫn trong nội bộ, ASEAN gia tăng tiếp xúc với chính quyền quân sự Myanmar
Những hành động của quân đội đã gây ra một phong trào biểu tình quần chúng, biến thành các cuộc đụng độ diễn ra trong vòng nhiều tháng liên trên đường phố giữa người biểu tình và cảnh sát, trong đó hơn một nghìn người chết, rồi biến thành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính quyền quân sự. Phe đối lập đã tạo ra một Chính phủ Thống nhất Quốc gia thay thế, hoạt động ngầm, bao gồm các cựu đại biểu của NLD, đại diện của các lực lượng chính trị sắc tộc, truyền cảm hứng cho các cuộc biểu tình và đấu tranh vũ trang.
Các nước phương Tây, chủ yếu là Hoa Kỳ và Anh, không công nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự Myanmar và yêu cầu sớm đưa đất nước trở lại chế độ dân sự. Myanmar phải chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Thảo luận