Biden quyết định “xử lý những góc nhọn” trong quan hệ với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành cuộc điện đàm - đây là cuộc trao đổi lần thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo trong năm nay. Cuộc trò chuyện diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị phức tạp chủ yếu là do Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi định đến thăm Đài Loan.
Sputnik
Cả hai bên đều không đề cập đến chuyến thăm này trong thông cáo báo chí theo kết quả cuộc điện đàm. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn lên tiếng về vấn đề Đài Loan, ông cảnh báo Tổng thống Mỹ không nên đùa với lửa trong vấn đề Đài Loan.

Sáng kiến ​​của phía Mỹ

Lần này cuộc điện đàm giữa lãnh đạo hai nước đã được tổ chức theo sáng kiến của phía Mỹ. Như các phương tiện truyền thông Mỹ đã đưa tin, cuộc điện đàm được lên kế hoạch trong một khoảng thời gian dài và sẽ có nhiều nội dung để hai bên cùng thảo luận. Khó có thể nói liệu sẽ có bất kỳ kết quả cụ thể nào và hơn nữa kết quả đột phá từ cuộc điện đàm này. Chúng ta chỉ có thể đánh giá kết quả theo hai thông cáo báo chí của phía Mỹ và phía Trung Quốc.
Thông cáo báo chí của phía Mỹ rất khô khan và ngắn gọn. Trong đó viết rằng, cuộc điện đàm là một phần các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm duy trì và làm sâu rộng các kênh liên lạc giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo thông cáo báo chí của Nhà Trắng, hai bên đã thảo luận về các vấn đề hợp tác, trong đó lợi ích của hai nước trùng khớp, cũng như về các vấn đề khác nhằm giải quyết một cách có trách nhiệm những khác biệt lẫn nhau. Theo thông cáo báo chí, các cơ cấu liên quan của hai nước sẽ tiếp tục làm việc dựa trên kết quả của cuộc đàm phán để tập trung nỗ lực vào việc giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, cũng như an ninh y tế. Thông cáo báo chí của Nhà Trắng nhấn mạnh rằng, Mỹ không thay đổi chính sách đối với Đài Loan và phản đối mạnh mẽ các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc cản trở hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

Thông cáo báo chí của phía Trung đưa thêm những chi tiết

Trước hết, thông cáo báo chí cho biết rằng, Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng với chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, đặc biệt là với việc Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ chính và thách thức dài hạn nghiêm trọng nhất. Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ ngừng gây hiểu lầm cho công chúng hai nước và ngừng coi Trung Quốc là đối thủ. Thứ hai, nhà lãnh đạo Trung Quốc, mặc dù không đề cập đến chuyến thăm có thể có của bà Pelosi, nhưng đã lên tiếng về vấn đề Đài Loan. Ông Tập Cận Bình làm rõ quan điểm của Trung Quốc về Đài Loan và nhấn mạnh 3 thông cáo chung Mỹ-Trung thể hiện cam kết chính trị của cả hai bên và nguyên tắc một Trung Quốc là nền tảng chính trị cho quan hệ Mỹ-Trung. Chủ tịch Trung Quốc cũng cảnh báo Mỹ không nên đùa với lửa trong vấn đề Đài Loan.
Pelosi sẽ cùng phái đoàn đi thăm các nước châu Á
Rõ ràng, trong mấy tuần gần đây, vấn đề với chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi vẫn là một yếu tố chính gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. Xét theo thông cáo báo chí của Nhà Thắng, ông Biden đang cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách nào đó, - chuyên gia Gong Honglie từ Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh nhận xét.
Trước đó, ông Biden đã đề cập đến các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi vào thời điểm này không phải là một ý tưởng tốt. Được biết, gần đây Bắc Kinh đã gửi một số cảnh báo tới Washington thông qua nhiều kênh khác nhau. Tất nhiên, những chi tiết về các cảnh báo này chưa được tiết lộ. Nhưng, vì quân đội Mỹ đang tích cực thảo luận về chủ đề này, rõ ràng là tình hình đã leo thang nghiêm trọng, và hậu quả có thể rất khác nhau, kể cả nguy cơ một cuộc xung đột nóng. Sự vắng mặt của bất kỳ từ ngữ gay gắt nào trong thông cáo của Nhà Trắng, bao gồm cả về sự cạnh tranh với Trung Quốc, cũng như việc thừa nhận lập trường bất biến của Mỹ về vấn đề Đài Loan, có thể được coi như mong muốn ổn định lại quan hệ với Bắc Kinh.
Trung Quốc cũng không muốn để căng thẳng ngày càng gia tăng. Trong thông cáo báo chí, phía Trung Quốc chỉ trích cách tiếp cận của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối thủ chính và thách thức dài hạn. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng truyền đạt cho người đồng cấp Mỹ rằng, Hoa Kỳ hiểu sai mục tiêu phát triển của Trung Quốc, rằng không nên nói về mối đe dọa từ Trung Quốc và coi Trung Quốc là một đối thủ và thách thức nghiêm trọng. Mặt khác, nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa không giấu giếm sự không hài lòng với quan điểm của Mỹ về vấn đề Đài Loan.
Rõ ràng là nếu bà Pelosi thăm Đài Loan, Trung Quốc sẽ phản ứng cứng rắn hơn nhiều. Trước hết phải nói rằng, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1997, một quan chức tầm cỡ này đến thăm Đài Loan, và Trung Quốc hiện có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn hơn nhiều. Ngoài ra, lần trước, phía Trung Quốc đã coi chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich như là hệ quả của cuộc đấu tranh chính trị nội bộ Mỹ: khi đó Chủ tịch Hạ viện phe Cộng hòa Newt Gingrich là đối thủ của Tổng thống đảng Dân chủ Bill Clinton. Mặt khác, bà Pelosi được coi là đồng minh của Biden, vì vậy khó có thể cho rằng, hành động của bà không phù hợp với định hướng chính sách của Nhà Trắng.
Chủ tịch Tập Cận Bình nói về vấn đề Đài Loan với Biden: "Đùa với lửa sẽ bị bỏng"
Tuy nhiên, Nhà Trắng đang cố gắng chứng tỏ rằng, trong nền chính trị Mỹ, Tổng thống chỉ có ảnh hưởng rất hạn chế đối với Chủ tịch Hạ viện. Trên thực tế, ông Biden không thể cấm bà Pelosi đến thăm Đài Loan. Nhiều khả năng Nancy Pelosi đang cố gắng thỏa mãn tham vọng chính trị của chính mình. Vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ sẽ được tổ chức vào tháng 11. Cần phải hiểu rằng, hiện nay ở Washington có sự đồng thuận hiếm hoi giữa các bên về sự cần thiết của một chính sách cứng rắn nhất đối với Trung Quốc. Và bà Pelosi đang cố gắng thể hiện cam kết của mình với xu hướng chủ đạo.
Có vẻ như quyết định cuối cùng về chuyến thăm Đài Loan sẽ được đưa ra vào giờ chót. Nancy Pelosi bắt đầu chuyến thăm châu Á vào thứ Sáu. Bà sẽ đến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore. Trong bối cảnh lịch trình dày đặc như vậy, đặc biệt là vì cả bà Pelosi và các quan chức Mỹ đều không thông báo chính thức về chuyến thăm Đài Loan, nên không có gì ngăn cản Chủ tịch Hạ viện kết thúc chuyến công du của mình mà không dừng chân ở Đài Loan. Sau đó bà cũng có thể báo cáo rằng chương trình tham quan đã được thực hiện đầy đủ.
Thảo luận