CEO Tim Cook nêu lý do Apple “thăng hạng” thị trường Việt Nam
CEO Apple Tim Cook đánh giá cao và ngày càng thể hiện thái độ coi trọng thị trường Việt Nam hơn.
SputnikCụ thể, tại cuộc họp công bố báo cáo tài chính của Apple, CEO Tim Cook đã nhắc đến Việt Nam như một trong những quốc gia mới nổi – quan trọng, rất đáng để Apple tập trung, quan tâm.
CEO Apple Tim Cook khen Việt Nam
Bất chấp điều kiện kinh doanh, môi trường hoạt động đầy thách thức bao gồm hạn chế về nguồn cung, luồng ngoại hối mạnh và tác động từ hoạt động kinh doanh khi tuyên bố rút khỏi Nga, Apple tiếp tục ghi dấu ấn trong quý II và 6 tháng đầu năm 2022 một cách mạnh mẽ.
Cụ thể, tại phiên họp ngày 29/7, thông báo kết quả kinh doanh quý II/2022 (hay quý III/2022 theo cách tính riêng của Apple), báo cáo doanh thu cho thấy,
Apple đạt kỷ lục doanh thu 83,0 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận ròng hàng quý mỗi cổ phiếu EPS pha loãng là 1,20 USD.
Chưa kể, cùng với việc đăng ký doanh thu kỷ lục tại các thị trường phát triển và mới nổi, Apple đã tăng gần gấp đôi doanh thu tại Ấn Độ trong thời gian này và Việt Nam cũng là một điểm sáng.
Cụ thể, CEO Tim Cook nhắc đến Việt Nam và khen ngợi quốc gia này như một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất của công ty trên toàn cầu, góp phần giúp Apple đạt doanh thu hơn 83 tỷ USD ở quý tài chính vốn được đánh giá là thấp điểm trong năm của gã khổng lồ công nghệ Mỹ này.
“Chúng tôi lập kỷ lục quý 6 ở Châu Mỹ, Châu Âu và phần còn lại của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng đã chứng kiến kỷ lục doanh thu quý tháng 6 ở cả các thị trường phát triển và mới nổi với mức tăng trưởng hai con số rất mạnh ở Brazil, Indonesia và Việt Nam và doanh thu gần gấp đôi ở Ấn Độ”, - CEO Apple khẳng định tại cuộc họp quan trọng của Táo khuyết.
Cụ thể, trong quý II vừa qua, Apple đạt doanh thu 83 tỷ USD và thu về lợi nhuận 19.4 tỷ USD. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cũng đạt 1.2 USD. Apple không báo cáo doanh thu theo đơn vị sản phẩm mà phân tích theo danh mục sản phẩm.
Đóng góp vào doanh thu của Apple phải kể đến nhiều nhất là lượng iPhone được bán ra với trị giá 40.67 tỷ USD (tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái). Mac đạt hơn 7.38 tỷ USD (giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái). Tiếp sau đó là iPad với doanh thu 7.22 tỷ USD (giảm 1.9% so với cùng kỳ năm ngoái). Thiết bị đeo thông minh 8.08 tỷ USD (giảm 7.8% so với cùng kỳ năm ngoái). Dịch vụ 19.60 tỷ USD (tăng 12% so với cùng kỳ so với cùng kỳ năm ngoái).
Trước sự có mặt của nhiều lãnh đạo hàng đầu Apple như Giám đốc Tài chính doanh nghiệp Tejas Gala, Phó chủ tịch Cấp cao Luca Maestri, Tim Cook đặc biệt lưu ý đến các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Việt Nam.
Riêng với Ấn Độ, ông Tarun Pathak, Giám đốc Nghiên cứu tại Counterpoint Research khẳng định, Apple có
khả năng phục hồi ngay cả trong những khó khăn kinh tế vĩ mô, và những gì đã thấy như tại các thị trường đang phát triển và mới nổi như Brazil, Indonesia hay Việt Nam với mức tăng trưởng mạnh hai chữ số trong giai đoạn biến động mạnh, đầy thăng trầm như hiện nay là rất đáng khen.
“Kết quả kỷ lục của quý này nói lên những nỗ lực không ngừng của Apple nhằm đổi mới và làm phong phú thêm cuộc sống của khách hàng”, - Tim Cook bổ sung thêm.
Bản thân vị Giám đốc Điều hành của Apple cũng cho rằng nhóm thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam là động lực giúp gã khổng lồ công nghệ Mỹ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới bất chấp còn nhiều khó khăn.
“Chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng ở một số khu vực quan trọng, nơi mức độ phổ biến của iPhone còn rất thấp hay chưa phổ biến. Những ví dụ được nhắc đến ở trên đây gồm Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ. Đây đều là những thị trường chúng tôi đã làm khá tốt và iPhone trở thành động lực để mở rộng hệ sinh thái Apple”, - CEO Tim Cook khẳng định.
Apple ngày càng coi trọng Việt Nam
Không chỉ thừa nhận mức tăng trưởng của thị trường hay những lời có cánh từ CEO Tim Cook, thực tế, có nhiều động thái từ Apple cho thấy thị trường di động Việt Nam đang thăng hạng, nhận được những chính sách phù hợp hơn từ Táo khuyết.
Hồi tháng 6, chuỗi bán lẻ Thế giới Di động cho hay, nếu tham vọng được hiện thực thì chỉ qua năm sau – 2023, Việt Nam sẽ có nhà mua hàng Apple lớn nhất châu Á. Điều này tương ứng khi Thế giới Di Động trở thành nhà mua hàng Apple lớn nhất châu Á với doanh số đạt 1 tỷ USD, doanh số Apple tại thị trường Việt Nam khi đó tương ứng mức từ 2,2-2,5 tỷ USD/năm. Thậm chí, thị trường Việt Nam hoàn toàn có thể sánh với Singapore, Thái Lan về mức tiêu thụ sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Khối viễn thông Di động nhà bán lẻ FPT Shop nói với Zing cho biết doanh thu ngành hàng Apple tại chuỗi đại lý đạt mức tăng kỷ lục trong 6 tháng đầu năm, hơn 70% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, dữ liệu thống kê từ CellphoneS,
tổng hợp từ nhiều báo cáo doanh thu, Apple là thương hiệu di động có mức tăng trưởng cao nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, mức doanh thu mà Apple đạt được vào khoảng 17.000 tỷ đồng, cao hơn 40% so với cùng kỳ.
Đại diện một hệ thống bán lẻ di động lớn tại Hà Nội và TP.HCM cũng tiết lộ doanh thu của Apple trong năm 2021 tại thị trường Việt Nam là 1,2 tỷ USD (khoảng 28.000 tỷ đồng). Mục tiêu mà Apple đặt ra ở năm 2022 là mức 2 tỷ USD (khoảng 46.000 tỷ đồng) cho thị trường Việt Nam.
Hầu hết các nhà bán lẻ lớn của Apple tại Việt Nam xác nhận rằng, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang có nhiều thay đổi chiến lược, đưa ra các chính sách ưu tiên phát triển thị trường di động đầy tiềm năng như Việt Nam.
Ông Nguyễn Thế Kha bày tỏ, không chỉ vài năm gần đây, thực tế Việt Nam đã tạo ra doanh thu tăng trưởng ổn định cho Apple 3 năm qua và trở thành thị trường trọng điểm số một của họ ở khu vực Đông Nam Á, châu Á.
“Chắc chắn Việt Nam sẽ sớm thăng hạng về mức độ ưu tiên và nhận được nhiều sự đầu tư từ Apple”, - lãnh đạo Khối viễn thông Di động nhà bán lẻ FPT Shop nhận định.
Bên cạnh mũi nhọn là iPhone, các sản phẩm khác của Apple như MacBook, Apple Watch, iPad, phụ kiện được mở rộng phân phối và lịch bán sản phẩm đều sát hơn với quốc tế.
Chẳng hạn như, vừa qua, mẫu MacBook Air M2 được bán ở Việt Nam sau các thị trường lớn khoảng 13 ngày. Đồng thời, đây là lần khách hàng Việt Nam được mua hàng chính hãng Apple sớm nhất từ trước tới nay thay vì phải mòn mỏi chờ đợi “hàng xách tay”.
Đại diện hệ thống ShopDunk cũng xác nhận với Zing rằng, dù không hiện diện trực tiếp, Apple cũng mở thêm các chương trình truyền thông, quảng bá sản phẩm để đại lý triển khai, nhãn hàng hỗ trợ. Đồng thời, những chuỗi mono store, chỉ bán đồ Apple cũng là mô hình được công ty quan tâm.
Ông Xà Quế Nguyên, CEO Hnam Mobile cho biết, nhiều nguồn tin trong ngành tiết lộ Apple đã bổ sung nhiều nhân sự chất lượng ở Việt Nam.
“Cùng với đó là việc công ty tìm mặt bằng để mở Apple Store. Những điều này cho thấy Apple đang đánh giá cao thị trường Việt Nam”, - chuyên gia nhận định.
Apple được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh ở Việt Nam
Như Sputnik đã thông tin, hãng nghiên cứu thị trường IDC đã công bố báo cáo doanh số thị trường di động tại Việt Nam trong năm 2021 cho thấy, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng… Apple vẫn tăng trưởng mạnh 66% tại thị trường Việt Nam.
Nghiên cứu của IDC cho thấy, Apple với các mẫu di động cao cấp đã có một năm tăng trưởng ngoạn mục khi
xuất xưởng thành công 1,4 triệu smartphone tại Việt Nam, chiếm 8,9% thị phần, tăng trưởng 66,2%. Đồng thời, Apple cũng trở thành hãng di động lớn thứ 5 tại Việt Nam, xếp sau Samsung (33,3%), Oppo (17,5%), Xiaomi (12,7%), Vivo (11,7%).
IDC cho hay, thị trường smartphone tại Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng là 11,9%, với tổng doanh số là 15,9 triệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, không chỉ có iPhone, các sản phẩm khác thuộc hệ sinh thái Apple như iPad, MacBook, tai nghe AirPods, đồng hồ AppleWatch cũng ghi nhận doanh số tăng mạnh tại Việt Nam.
Theo dự báo của các chuyên gia, 2022 có thể tiếp tục chứng kiến
sự gia tăng mạnh mẽ của sản phẩm Apple tại Việt Nam. Tăng trưởng được thúc đẩy nhờ các chuỗi bán lẻ chuyên biệt mở nhiều hơn, gia tăng yếu tố nhận diện thương hiệu cũng như cung cấp thêm cơ hội cho người dùng trải nghiệm các sản phẩm cấp cao của một trong những Big Tech hàng đầu nước Mỹ.